Thứ ba, 25 Tháng 06 Năm 2024

Bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa miền núi Lục Ngạn

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Lục Ngạn (Bắc Giang) là vùng đất có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Nơi đây đang lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm bản sắc dân tộc.

Lục Ngạn (Bắc Giang) là vùng đất có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Nơi đây đang lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm bản sắc dân tộc. Huyện đã và đang tập trung bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa miền núi, qua đó nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. 

 

Bảo tồn, phát huy,  nét đẹp, văn hóa, miền núi Lục Ngạn

Trẻ em hát dân ca dân tộc Sán Dìu.

Giữ hồn dân tộc

Đã nhiều năm nay, nghệ nhân Lâm Minh Sập, Chủ nhiệm CLB hát dân ca Sán Chí, xã Kiên Lao luôn trăn trở với việc sưu tầm và phát triển các làn điệu dân ca của dân tộc mình. 

Ông duy trì CLB với 65 thành viên ở 7/10 thôn, bản, tổ chức sinh hoạt đều đặn vào ngày 20 hằng tháng. Mục đích nhằm ôn lại lời hàng nghìn bài dân ca Sán Chí, đồng thời tổ chức truyền dạy cho thế hệ trẻ, bồi đắp tình yêu quê hương, nhắc nhở mỗi người luôn nhớ về nguồn cội. Sình ca của dân tộc Cao Lan ở xã Đèo Gia, dân ca Sán Chí ở xã Kiên Lao đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. 

Với mục tiêu bảo tồn và phát huy các làn điệu dân ca, dân vũ địa phương, các cấp ủy từ huyện đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển văn hóa và khuyến khích các hạt nhân văn nghệ quần chúng hoạt động. 

Toàn huyện hiện có 26 CLB hát dân ca các dân tộc, thu hút hàng nghìn hội viên. Đây là nơi nuôi dưỡng những tâm hồn nghệ thuật, lưu truyền và phát triển giá trị tinh thần mang đặc trưng của miền rừng núi.  

Trong thực hiện nếp sống văn minh, việc cưới  được tổ chức với tiêu chí vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm. Nhiều đám cưới theo phong tục truyền thống được khôi phục như: Đám cưới của dân tộc Sán Chí ở xã Kiên Lao, dân tộc Nùng ở xã Kiên Thành... 

Các lễ hội của địa phương đều tổ chức bảo đảm đúng quy định, tăng cường tình cảm gắn kết giữa đồng bào các dân tộc.  

Nỗ lực khai thác giá trị của di tích lịch sử văn hóa, chính quyền và nhân dân trong huyện đã chung tay, góp sức để trùng tu, tôn tạo công trình ngày càng khang trang. Nhiều di tích được đầu tư kinh phí trùng tu lớn như: Chùa Khánh Vân, đền Từ Hả, chùa Am Vãi... 

Lục Ngạn hiện có 42 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng (trong đó, có một di tích lịch sử cấp quốc gia là Đền Hả, xã Hồng Giang). 

Quan tâm phát triển thiết chế văn hóa

Từ năm 2002, huyện Lục Ngạn triển khai Đề án “Xây dựng và phát triển văn hoá huyện miền núi giai đoạn 2002-2012”. Quá trình thực hiện, Đề án nhận được sự quan tâm giúp đỡ hiệu quả của Trung ương, tỉnh và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. 

Từ năm 2002 đến năm 2015, Lục Ngạn đã huy động hơn 90 tỷ đồng đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa từ huyện xuống cơ sở. Các hoạt động như liên hoan văn nghệ quần chúng, thi ẩm thực, người mặc trang phục dân tộc đẹp, hát đối đáp, giao duyên, các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc... được tổ chức sôi nổi, nhất là vào dịp lễ tết, ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc. 

Hiện toàn huyện có hơn 300 nhà văn hóa. Hệ thống sân vận động, sân bóng đá, nhà thi đấu thể thao, sân cỏ nhân tạo, sân quần vợt, khuôn viên cây xanh… được xây dựng ngày càng nhiều. 

Đặc biệt, nội dung xây dựng con người trong giai đoạn mới gắn với gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến được các cấp, các ngành triển khai hiệu quả, trở thành phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực. 

Năm 2015, 100% số thôn, bản, khu phố trong huyện có quy ước làng văn hóa. Hiện có 9 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và một thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, bằng 100% mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện đề ra đến năm 2015.  

Những kết quả tích cực trong bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa đã góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Qua đó,  nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. 

Theo Báo Bắc Giang