Thứ ba, 25 Tháng 06 Năm 2024
|
查看数次:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
I. Số lượng, địa bàn, cư trú                 Dân tộc Nùng toàn tỉnh Bắc Giang có 73.932 người phân bố chủ yếu ở các huyện Lục Ngạn, Yên Thế, Lục Nam. Sơn Động, Lạng Giang và một số ít ở Tân Yên, Việt Yên. II. Một số đặc điểm chính

I. Số lượng, địa bàn, cư trú

                Dân tộc Nùng toàn tỉnh Bắc Giang có 73.932 người phân bố chủ yếu ở các huyện Lục Ngạn, Yên Thế, Lục Nam. Sơn Động, Lạng Giang và một số ít ở Tân Yên, Việt Yên.

II. Một số đặc điểm chính

            Tiếng nói của người Nùng rất gần với tiếng Tày và thuộc hệ ngôn ngữ Tày-Thái. Tiếng Nùng có văn tự là nôm Nùng xuất hiện từ thế kỷ XVII.


                

Trang phục người Nùng Phàn Sình

              Đồng bào Nùng thờ tổ tiên là chính. Bàn thờ để một buồng trong nhà, trên bàn thờ tổ tiên là bàn thờ các vị tiên, thánh, thần, Khổng Tử, và Quan âm Bồ tát.

 

            Nguồn sống chính của người Nùng là cây lúa và cây ngô. Họ kết hợp làm ruộng nước ở các khe dọc với trồng lúa cạn trên sườn đồi. Đồng bào Nùng có trồng nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như quýt, hồng... Hồi là cây quý nhất của đồng bào, hàng năm mang lại nguồn lợi đáng kể. Các ngành nghề thủ công đã phát triển, phổ biến nhất là nghề dệt, tiếp đến là nghề mộc, đan lát và nghề rèn, nghề gốm.

 

             Đồng bào Nùng sồng thành từng bản trên các sườn đồi. Thông thường trước bản là ruộng nước, sau bản là nương và vườn cây ăn quả. Đồng bào ở nhà sàn làm bằng gỗ tốt, lợp ngói máng hoặc lợp tranh. Đồng bào Nùng mặc áo chàm

Trang phục người Nùng Inh

            Đồng bào Nùng có một kho tàng văn hoá dân gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc. Tiếng Sli giao duyên của thanh niên Nùng Lạng Sơn hoà quyện vào âm thanh tự nhiên của núi rừng gây nhiều ấn tượng sâu sắc cho những ai đã một lần đến xứ Lạng. Then là điệu dân ca tổng hợp có lời, có nhạc, có kiểu trang trí, có hình thức biểu diễn đã làm rạo rực tâm hồn bao chàng trai Nùng khi ở xa quê hương.

                 Lễ hội nổi tiếng thu hút được nhiều người, nhiều lứa tuổi khác nhau là hội "lùng tùng" (còn có nghĩa là hội xuống đồng) được tổ chức vào tháng giêng hàng năm.

Theo nguồn cema.gov.vn