Người có uy tín thăm quan học tập kinh nghiệm tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Từ ngày 15-19/5, Ban Dân tộc tổ chức Đoàn đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh đi giao lưu, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Đoàn công tác do đồng chí Trương Văn Bảo, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn cùng cán bộ, công chức Ban Dân tộc tỉnh, Công an tỉnh, Bệnh viện Đa khoa, Phòng Dân tộc huyện cùng 75 người có uy tín các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang.

 Thăm Khu di tích lịch sử Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Trong 05 ngày thăm quan, học tập kinh nghiệm, Đoàn đã đến thăm Khu di tích lịch sử Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tại đây, các đại biểu thành kính dâng lễ, dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn công lao to lớn và kính trọng sâu sắc Chủ tịch Hồ Chí Minh; thăm quên Ngoại của Bác tại làng Hoàng Trù, quê nội tại Làng Sen, được nghe hướng dẫn viên kể những câu chuyện về cuộc đời của gia đình Bác.

Nghe hướng dẫn viên kể những câu chuyện về cuộc đời của gia đình Bác

Tại tỉnh Thanh Hóa, đoàn được nghe Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo UBND huyện Thường Xuân thông tin kinh tế xã hội, chính sách dân tộc, chính sách đối với người có uy tín, mô hình phát triển kinh tế... thăm quan mô hình du lịch sinh thái Bản Mạ, huyện Thường Xuân, huyện Thanh Hóa. 

Khu du lịch Bản Mạ

Theo thông tin từ lãnh đạo huyện Thường Xuân, Bản Mạ nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 60 km, có 54 hộ dân sinh sống với 142 nhân khẩu đều là đồng bào dân tộc Thái. Từ một bản nghèo, nhưng với lợi thế thiên nhiên ban tặng và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân, Bản Mạ giờ đã trở thành bản du lịch cộng đồng gắn với việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Thái, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan nghỉ dưỡng...Đây là cách làm mới, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.

Nghe giới thiệu về Khu di tích lịch sử Lam Kinh

Trong khuôn khổ chuyến công tác, Đoàn đến thăm Khu di tích lịch sử Lam Kinh (rộng 200 ha) là nơi anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Sau khi chiến thắng, năm 1428, Lê Lợi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt.

Chụp ảnh lưu niệm tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh

Chuyến thăm quan, học tập kinh nghiệm tạo điều kiện cho đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đi giao lưu tìm hiểu, nắm bắt thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín; các mô hình, cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện chính sách và phát huy vai trò người có uy tín tại cơ sở... Thực hiện có hiệu quả công tác vận động người dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi./.

Thu Trang