Thứ hai, 24 Tháng 06 Năm 2024

Hội thảo xin ý kiến hoàn thiện, biên dịch cuốn tài liệu truyền dạy tiếng dân tộc Sán Dìu

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Sáng ngày 30/5, tại Nhà văn hóa xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, Ban Dân tộc phối hợp với Hội Bảo tồn và Phát triển văn hóa dân tộc Sán Dìu tỉnh tổ chức Hội thảo lấy ý kiến để hoàn thiện biên dịch, xây dựng cuốn tài liệu truyền dạy tiếng dân tộc Sán Dìu.

Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo có đồng chí Trương Văn Bảo - Phó Trưởng ban Dân tộc, Lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Sán Dìu, Viện chiến lược và Chính sách dân tộc - Học viện Dân tộc trực thuộc Ủy ban Dân tộc; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội bảo tồn văn hóa dân tộc Sán Dìu tỉnh Bắc Giang; đại diện Lãnh đạo phòng Dân tộc, Phòng Văn hóa… các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế; Tổ biên dịch tiếng Sán Dìu và 100 đại biểu là người dân tộc Sán Dìu trên địa bàn tỉnh.

Sau một thời gian tích cực làm việc, bằng sự tâm huyết, trách nhiệm của các thành viên của Tổ biên dịch xây dựng tài liệu truyền dạy tiếng dân tộc Sán Dìu, đặc biệt là các thành viên là người Sán Dìu và sự tham gia hỗ trợ của một số nghệ nhân, thầy cúng, các cá nhân am hiểu tiếng Sán Dìu, Tổ biên dịch đã hoàn thành việc biên dịch xây dựng cuốn tài liệu truyền dạy tiếng dân tộc Sán Dìu. Tài liệu gồm 10 chương, 173 trang, nội dung truyền dạy ngôn ngữ giao tiếp cơ bản bằng tiếng Sán Dìu.

Tại Hội thảo, các đại biểu nêu nhiều ý kiến đóng góp, đề nghị Tổ biên dịch nghiên cứu điều chỉnh thể thức văn bản; bổ sung một số lời bài hát, làn điệu dân ca vào nội dung cuốn tài liệu cho phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào...

Các đại biểu dự Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Trương Văn Bảo, Phó Trưởng ban Dân tộc ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của Tổ biên dịch tiếng dân tộc Sán Dìu, đánh giá cao các bài tham luận, ý kiến đóng góp tại hội thảo của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý. Đề nghị Tổ biên dịch tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung vào cuốn tài liệu. Đồng chí mong muốn các đại biểu tích cực tuyên truyền việc bảo tồn, phát huy tiếng dân tộc Sán Dìu, khuyến khích việc sử dụng tiếng dân tộc trong đời sống cộng đồng để tạo môi trường phát huy ngôn ngữ dân tộc. Đưa nội dung môn học tiếng dân tộc thiểu số trong đó có tiếng dân tộc Sán Dìu vào hoạt động giáo dục ngoại khoá của các trường TH, THCS, PTDTNT, PTDTBT trên địa bàn tỉnh. Song song với đó, cần mở các lớp truyền dạy trong cộng đồng cho đa dạng các đối tượng. 

HCTH

Thư viện ảnh Thư viện ảnh