Thứ hai, 29 Tháng 04 Năm 2024

Danh bạ điện thoại

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
BAN DÂN TỘC TỈNH BẮC GIANG Địa chỉ: Tầng 5, nhà B, khu liên cơ quan, quảng trường 3/2, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang Email: ban_dantoc_vt@bacgiang.gov.vn Điện thoại: 0204.3857.329   Các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc ban:  TT

 BAN DÂN TỘC TỈNH BẮC GIANG

Địa chỉ: Tầng 5, nhà B, khu liên cơ quan, quảng trường 3/2, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Email: ban_dantoc_vt@bacgiang.gov.vn

Điện thoại: 0204.3857.329

 

Các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc ban:

PHÒNG HÀNH CHÍNH - TỔNG HỢP

 

(0240) 3.857.329

(0240) 3.851.179

 

 

1

Trương Văn Bảo

Trưởng phòng

0949.211.103

baotv_bdt@bacgiang.gov.vn

2

Nguyễn Nguyên Phúc

Phó Trưởng phòng

0913.073.224

phucnn_bdt@bacgiang.gov.vn

3

Hoàng Tiến Công

Phó Trưởng phòng

0983.380.503

conght_bdt@bacgiang.gov.vn

4

Phạm Thị Diệp Ánh

Chuyên viên

0982.288.015

anhptd_bdt@bacgiang.gov.vn

5

Chu Thị Thu Trang

Chuyên viên

0984.024. 32

trangctt_bdt@bacgiang.gov.vn

6

Luyện Văn Thắng

Chuyên viên

0823.900.333

Thanglv_bdt@bacgiang.gov.vn

7

Vũ Thị Yến

Chuyên viên

0373.041.873

Yenvt_bdt@bacgiang.gov.vn

8

Lương Thanh Hà

Lái xe

0913.587.725

 

9

Bùi Văn Hào

Lái xe

0395.630.316

 

10

Nguyễn Thị Tâm

Nhân viên

0975.238.965

 

II

Thanh tra

 

(0240) 3.554.078

 

1

Dương Văn Sản

Chánh Thanh tra

0912.550.191

sandv_bdt@bacgiang.gov.vn

2

Bùi Văn Quân

P.Chánh Thanh tra

0961.851.188

quanbv_bdt@bacgiang.gov.vn

3

Nguyễn Trung Kiên

Chuyên viên

0977.389.199

kiennt_bdt@bacgiang.gov.vn

III

PHÒNG KẾ HOẠCH - TUYÊN TRUYỀN

 

(0240) 3.554.076

 

1

Hà Anh Tuấn

Trưởng phòng

0915.359.827

tuanha_bdt@bacgiang.gov.vn

2

Trần Thị Quyên

P.Trưởng phòng

0972.311.494

quyentt_bdt@bacgiang.gov.vn

3

Nguyễn Thị Phương

P.Trưởng phòng

0967.668.123

phuongnt_bdt@bacgiang.gov.vn

4

Tôn Nữ Anh Thư

Chuyên v.iên

 

thutna_bdt@bacgiang.gov.vn

5

Đỗ Thị Hải Vân

Chuyên viên

0977.484.768

vandth_bdt@bacgiang.gov.vn

         

V

PHÒNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ ĐỊA BÀN

 

(0240) 3.554.077

 

1

Hà Thị Lan

Trưởng phòng

0916.194.309

lanht_bdt@bacgiang.gov.vn

2

Lê Thị Hoàn

P.Trưởng phòng

0904.327.855

hoanlt_bdt@bacgiang.gov.vn

3

Nguyễn Cao Hưng

Chuyên viên

 

hungnc_bdt@bacgiang.gov.vn

4

Từ Lân Vũ

Chuyên viên

0971.935.111

vutl_bdt@bacgiang.gov.vn

 

Lịch sử cơ quan công tác dân tộc

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH BẮC GIANG VÀ CÔNG TÁC DÂN TỘC TRƯỚC NĂM 1959
1. Đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hoá tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là vùng đất cổ, có bề dày lịch sử hình thành và phát triển cùng với lịch sử dân tộc Việt Nam, có nhiều tên gọi và quy mô hành chính khác nhau, tên gọi “ Bắc Giang” xuất hiện đầu tiên trên bản đồ hành chính vào thời nhà Lý (thế kỷ XI-XIII), lúc đó Bắc Giang là một trong 24 lộ (tên đơn vị hành chính) của cả nước. Với vị trí quan trọng ở phía Bắc Hà Nội, Bắc Giang trong lịch sử luôn giữ vai trò là phên dậu của thành Đông Đô, Thăng Long trong các cuộc đấu tranh chống giặc phương Bắc xâm lược, là vùng đất có thế mạnh ba vùng: miền núi, trung du và đồng bằng, có hệ thống sông hồ tỏa khắp, nước chảy quanh năm, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và quan hệ giao thương.
Trong các triều đại phong kiến, vùng đất Bắc Giang đã có nhiều thần phả, thần tích ghi lại tên đất, tên làng với những con người phi thường đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống chọi với thiên nhiên. Chiến thắng Xương Giang, Cần Trạm, Hố Cát chống giặc Nhà Minh thế kỷ thứ XV đã đi vào lịch sử như một Xích Bích, Hợp Phì. Dư­ới thời thực dân Pháp đô hộ, nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân Bắc Giang nói riêng không cam chịu làm nô lệ, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở hầu khắp các địa phương trong cả nước. Ở Bắc Giang có cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài gần 30 năm (1884-1913), nghĩa quân Yên Thế đã lập lên những chiến công oanh liệt, làm cho quân Pháp nhiều phen phải kinh hoàng.
Sau khi tái lập (năm 1997), Bắc Giang có diện tích 3.822 km2, gồm 9 huyện ( Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng) và thị xã Bắc Giang với 227 xã, phường, thị trấn. Tỉnh Bắc Giang nằm ở tọa độ 220 _210 27’ vĩ độ bắc, 105053’-106011’ kinh độ đông, phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và tây bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía nam và tây nam giáp tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội, phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh.
Địa lý tự nhiên Bắc Giang chia thành 2 vùng: Vùng rừng núi và vùng trung du. Các huyện vùng núi gồm: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang và Yên Dũng. Các huyện vùng trung du gồm: Hiệp Hòa, Việt Yên và  Thành phố Bắc Giang.Bắc Giang có nhiều sông ngòi, phân bố tương đối đều giữa các vùng. Sông Lục Nam (Minh Đức), bắt nguồn từ Đình Lập (Lạng sơn) chảy qua các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Dũng rồi nhập vào sông Thương ở phía trên Phả Lại.Sông Thương (Nhật Đức), bắt nguồn từ dãy Cai Kinh  (Lạng Sơn) chảy qua các huyện Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang, Thành phố Bắc Giang, Yên Dũng, rồi nhập vào sông Cầu ở phía trên Phả Lại.Sông Cầu (Nguyệt Đức hay Như Nguyệt) bắt nguồn từ tỉnh Bắc Cạn, chảy qua Thái Nguyên rồi vào Bắc Giang, đến ngã ba Xà nhập với sông Cà Lồ rồi xuôi về Phả Lại.Ngoài ba con sông lớn trên còn có hàng trăm con suối, ngòi lớn nhỏ chảy đan xen giữa các vùng.
Bắc Giang có hơn 20 loại hình khoáng sản, khoảng 40 loại mỏ trung bình và nhỏ gồm đồng, vàng, sắt, chì, kẽm, thủy ngân... phong phú hơn cả vẫn là nhóm nguyên, nhiên liệu gồm than đá, than bùn, các loại nguyên vật liệu cung cấp cho ngành công nghiệp hóa chất, gốm sứ, vật liệu xây dựng....
Khí hậu Bắc Giang mang những đặc trưng của vùng khí hậu chuyển tiếp, vừa có tính nhiệt đới nóng ẩm, vừa có tính chất Á nhiệt đới. Nhiệt độ bình quân hàng năm là 240C, lượng mưa trung bình ba năm 1998, 1999, 2000 là 1.485,6 mm.
Hiện nay rừng của Bắc Giang có 110.600 ha, (trong đó rừng tự nhiên có 63.832,41 ha, rừng trồng mới có 46.837,65 ha) tập trung chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, YênThế.Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Bắc Giang thuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp. Các ngành kinh tế khác như giao thông vận tải, thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, v.v. cũng có những điều kiện thuận lợi đảm bảo cho phát triển cũng như trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
2. Đặc điểm dân cư và vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang
Dưới thời thống trị của thực dân Pháp, tỉnh Bắc Giang có nhiều đồn điền vào loại bậc nhất trong nước. Bọn chủ điền đã chiêu mộ rất đông tá điền các nơi về đây làm thuê cho chúng. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), nhân dân các tỉnh bị địch chiếm đóng đã tản cưi đến Bắc Giang tránh địch. Sau khi cuộc kháng chiến kết thúc, một bộ phận đã ở lại định cư. Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế xã hội miền núi, nhiều đồng bào ở miền xuôi đã đến Bắc Giang sinh sống, lập nghiệp. Do vậy, đặc điểm về dân cư của tỉnh Bắc Giang là sự sinh sống đan xen giữa đồng bào miền xuôi với đồng bào miền núi, giữa đồng bào kinh với đồng bào các dân tộc thiểu số thành một cộng đồng hoà quyện và thống nhất giữa người dân bản địa sống lâu đời ở địa phương với dân cư các tỉnh khác chuyển đến, giữa người Kinh và các dân tộc thiểu số cùng nhau xây dựng quê hương qua các thời kỳ lịch sử từ thời phong kiến, thời thực dân Pháp thống trị và cho đến ngày nay.
 Mỗi dân tộc thiểu số vẫn có tập tục, sắc thái văn hoá riêng của mình song lại kế thừa và chịu ảnh hưởng của văn hoá dân tộc khác nhưng tựu chung đều có một tinh thần yêu nước, cần cù trong lao động sản xuất, anh dũng trong chiến đấu, đoàn kết yêu thương nhau xây dựng một cộng đồng Việt Nam thống nhất. Ngày nay do giao lưu kinh tế, văn hoá thuận lợi, quan hệ xã hội rộng mở vì vậy số lượng thành phần các dân tộc cũng biến động, tính chất sống đan xen và sự hoà quyện các sắc thái văn hoá ngày càng tăng đã tạo nên một nền văn hoá Việt Nam thống nhất trong đa dạng mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
 Theo số liệu điều tra thời điểm01/4/2009, dân số toàn tỉnh là 1.555.720 ng­ười, bao gồm 21 thành phần dân tộc, trong đó có 20 thành phần dân tộc thiểu số (DTTS) số dân là 192.865 ngư­­­ời, với 12,4% dân số toàn tỉnh: dân tộc Nùng có 73.932 ng­­ư­ời, chiếm 38,32%; dân tộc Tày có 39.603 ng­­­ười, với 20,53%; dân tộc Sán Dìu có 26.812 ngư­­­ời, với 13,9%; dân tộc Sán Chay (gồm Cao lan và Sán chí) có 24.786 người, với 12,85%; dân tộc Hoa có 18.444 ng­­ư­ời, với 9,56%; dân tộc Dao có 8.871 ng­­­ười, với 4,6%; các dân tộc khác có 493 ng­­­ười, với 0,25%. Đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung tại 105 xã miền núi thuộc các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang và Tân Yên.
3. Công tác dân tộc trước năm 1959
          Tháng 8 năm 1940 Ban cán sự Đảng tỉnh Bắc Giang được thành lập là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, đánh dấu bước trưởng thành về công tác xây dựng Đảng, là yếu tố cơ bản, trực tiếp đảm bảo cho phong trào cách mạng của tỉnh giành thắng lợi. Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã tích cực tham gia các phong trào như: củng cố và phát triển các cơ sở Đảng, tổ chức quần chúng cách mạng, đấu tranh chống bắt phu, bắt lính, đòi giảm sưu thuế, chống đánh đập, treo cờ, giải truyền đơn, đòi chia lại ruộng đất; các phong trào quyên góp ủng hộ cách mạng, tham gia xây dựng lực lượng, từng bước đưa phong trào cách mạng của tỉnh từ thấp đến cao, tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.
Tháng 8 năm 1945, d­­ưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang đã cùng nhân dân cả nước nhất tề đứng lên giành chính quyền, thành lập n­ước Việt Nam dân chủ cộng hoà, đưa cách mạng nước ta bước sang một kỷ nguyên mới. Trong bối cảnh thù trong giặc ngoài tìm cách lật đổ Nhà nước dân chủ nhân dân còn non trẻ. Mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng Đảng, Chính phủ, Bác Hồ vẫn đặc biệt quan tâm đến các dân tộc thiểu số; ngày 03/5/1946, Hồ Chủ Tịch ký Sắc lệnh số 58, thành lập Bộ Nội vụ bao gồm nhiều cơ quan, trong đó có Nha Dân tộc thiểu số. Ngày 09/9/1946, Bộ trư­ởng Bộ Nội vụ đã ký Nghị định số 359, quy định chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Nha Dân tộc thiểu số với nhiệm vụ lúc đó là: “nghiên cứu và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến các dân tộc thiểu số trong toàn cõi Việt Nam, để củng cố trên nguyên tắc bình đẳng, sự đoàn kết và tư­­ơng trợ giữa các dân tộc sống trên đất Việt Nam”.
Năm 1947, Tổ nghiên cứu dân tộc thuộc Ban Mặt trận- Dân vận Trung ương được thành lập, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Nha dân tộc thiểu số với phương hướng hoạt động công tác dân tộc phù hợp với tình hình mới. Công tác dân tộc trở thành một bộ phận quan trọng của Mặt trận nhân dân thống nhất, vừa tổ chức tham mưu về dân tộc của Chính phủ kháng chiến, vừa tập trung vận động đồng bào các dân tộc huy động sức người, sức của, đoàn kết ủng hộ kháng chiến.
Trong thời kỳ này, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn về dân tộc và miền núi như: Chỉ thị số 128-CT/TW ngày 24/2/1959 của Ban Bí th­­­ư Trung ­ương Đảng về đẩy mạnh hơn nữa việc thi hành chủ trư­­­ơng tăng cường công tác vùng cao; Nghị quyết số 38/CP, ngày 12/3/1968 của Hội đồng Chính Phủ, về công tác vận động định canh định cư­­­; Chỉ thị số 84-CT/TW ngày 03/9/1964 của Ban Bí th­­­ư Trung ­ương Đảng về nhiệm vụ công tác giáo dục ở miền núi; Chỉ thị số 64/TTg ngày 31/5/1965 của Thủ tư­ớng Chính phủ về việc xây dựng và mở rộng hệ thống tr­­­ường Thanh niên dân tộc; Chỉ thị số 114-CT/TW ngày 06/12/1965 của Ban Bí thư­­­ Trung ­ương Đảng về tăng c­ường lãnh đạo công tác văn hoá, văn nghệ ở miền núi; Nghị quyết số 113/CP ngày 22/7/1967 của Chính phủ về công tác văn hoá thông tin ở miền núi...
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tỉnh uỷ Bắc Giang đã trực tiếp lãnh đạo các ngành, các cấp cùng toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh giải quyết nhiều hậu quả do chế độ cũ để lại, đề ra một số biện pháp cấp bách phải làm ngay như: tăng cường đoàn kết, xây dựng lực lượng vũ trang, tích cực trấn áp bọn phản động, bảo vệ và củng cố vững chắc chính quyền cách mạng, đẩy mạnhtăng gia sản xuất cứu đói, thực hiện “nhường cơm sẻ áo”, đùm bọc lẫn nhau theo truyền thống “lá lành đùm lá rách”; mở các lớp bình dân học vụ, phong trào vệ sinh phòng bệnh và xây dựng nếp sống văn hoá mới.
Trong điều kiện ý thức cách mạng của đồng bào còn hạn chế, mâu thuẫn dân tộc và tư tưởng kỳ thị dân tộc còn nặng nề, đời sống nhân dân ở nhiều vùng còn rất khó khăn, giao thông chưa phát triển; cơ sở chính trị ở nhiều nơi còn mỏng, yếu, cán bộ cốt cán thiếu nghiêm trọng...Trong khi đó âm mưu, thủ đoạn của địch rất thâm độc, chúng tăng cường càn quét, khủng bố, đe doạ, dụ dỗ, mua chuộc đồng bào, sử dụng bọn phản động làm tay sai dựng lên để lừa gạt nhân dân, chia rẽ dân tộc, làm suy yếu lực lượng kháng chiến của ta.
Nhận rõ vị trí quan trọng và ý nghĩa chiến lược của công tác vận động cộng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia kháng chiến. Cơ quan công tác Dân tộc đã đi sâu nghiên cứu, nắm tình hình ở các vùng dân tộc miền núi để tham mưu cho Tỉnh ủy có chủ trương, chính sách, biện pháp giải quyết đúng đắn, kịp thời và phù hợp với đặc điểm dân tộc. Mặt khác đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc về chính sách đoàn kết kháng chiến cứu nước của Đảng, Chính phủ  Hồ Chủ tịch, vạch trần âm mưu, thủ đoạn thâm độc của địch. Vận động đồng bào đẩy mạnh sản xuất cải thiện đời sống tổ chức tiếp tế gạo, muối, nông cụ, thuốc men, vải mặc...cho các vùng bị thiếu đói, giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng. Mở các lớp dạy học để xoá mù chữ cho dân; xây dựng chính quyền nhân dân để kháng chiến lâu dài. Cơ quan công tác dân tộc tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy có nhiều chính sách về đại đoàn kết các dân tộc, tiêu biểu như:
- Mở hội nghị liên hoan đoàn kết các xã có ngư­­ời Kinh, Thổ, Nùng, Mán, Hoa Kiều để giải quyết những xích mích, làm cho các dân tộc hiểu nhau, xóa bỏ những thành kiến cùng nhau kháng chiến.
- Ruộng đất của ng­­ười tản cư­­ theo kháng chiến bị các gia đình, họ hàng thân thích của Thổ phỉ chiếm đoạt và những ng­­ười ở lại cày cấy thì đ­ư­ợc lấy trả lại cho những ng­­ười hồi c­­ư.
- Nhà cửa của những người tản cư mà những người ở lại hoặc vợ con thân thuộc của Thổ phỉ ở thì dàn xếp đôi bên cùng ở chung.
- Mở các chợ để giải quyết việc trao đổi sản phẩm hàng hóa ở địa ph­ương, tiếp tế muối, dầu, vải cho nhân dân và để cho nhân dân các dân tộc giúp đỡ lẫn nhau, xóa bỏ những thành kiến dân tộc.
  Trong vùng địch tạm chiếm, đồng bào các dân tộc vẫn tích cực tham gia sản xuất, cung cấp lương thực cho Chính phủ. Các xã: Lục Sơn, Bình Sơn, Trường Sơn (huyện Lục Nam) trở thành địa bàn của các đơn vị bộ đội và nhiều cơ quan trong suốt thời gian kháng chiến. Vùng tự do Bắc Giang nối liền với các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn là hậu phương lớn - nơi tập trung các cơ quan, kho tàng, công binh xưởng và cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.
Việc thực hiện chính sách giảm tô, giảm tức, tạm chia ruộng đất đã đáp ứng một phần nguyện vọng “ng­ười cày có ruộng” của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Do có sự  tập trung chỉ đạo và phát triển sản xuất nông nghiệp nên đời sống nhân dân các dân tộc dần đ­ược ổn định, giảm nạn đói; các chợ đ­ược mở lại, giao l­ưu hàng hoá giữa các vùng, các dân tộc phong phú hơn; các tệ nạn xã hội nh­ư cờ bạc, r­ượu chè, thuốc phiện, mê tín dị đoan từng bư­ớc đ­ược đẩy lùi; nhiều hủ tục lạc hậu trong ma chay, cư­ới xin tốn kém cũng đư­ợc cải tiến, phong trào văn hoá văn nghệ phát triển theo hướng tích cực nhằm phục vụ nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc. Phong trào bình dân học vụ tiếp tục đ­ược phát triển, hệ giáo dục phổ thông đ­ược thiết lập, trình độ văn hoá đư­ợc nâng lên, là một trong những điều kiện quan trọng để đồng bào nhận thức đúng và thực hiện tốt các chủ tr­ương chính sách của Đảng và Nhà nước. Do có nhiều công lao đóng góp, lập công xuất sắc, các địa phương vùng dân tộc của tỉnh Bắc Giang đã được khen thưởng như: nhân dân và lực lư­ợng vũ trang nhân dân huyện Yên Thế; xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn đư­ợc Nhà n­ước phong danh hiệu “Anh hùng lực lư­ợng vũ trang”.
PHẦN II:
CÔNG TÁC DÂN TỘC TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG 
VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
1. Công tác dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa I đã thông qua đề án thành lập Ủy ban Dân tộc thuộc Hội đồng Chính phủ, có quyền hạn, trách nhiệm ngang bộ. Ngày 29/9/1961, Chính phủ ban hành Nghị định số 133/CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Dân tộc Chính phủ. Theo đó, Ủy ban Dân tộc là cơ quan của Hội đồng Chính phủ, có trách nhiệm thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, nhằm tăng cường đoàn kết các dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng và tương trợ, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số tiến nhanh về mọi mặt lên Chủ nghĩa Xã hội.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang được thành lập từ năm 1959, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, có hai chức năng: Tham mưu cho Tỉnh ủy về vấn đề dân tộc và giúp Ủy ban Hành chính tỉnh phụ trách một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Ban Dân tộc có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc việc thực hành các chính sách dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số; chủ chì phối hợp với các ngành tham mưu giúp Tỉnh ủy, UBHC tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách của Đảng và Chính phủ ở vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh; tham gia ý kiến với cấp ủy, chính quyền địa phương về xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở những xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số; vận động đồng bào dân tộc thiểu số du canh du cư thực hiện định canh định cư, ổn định cuộc sống; tổ chức các hội nghị chuyên đề về các dân tộc để biểu dương, khích lệ đồng bào hăng hái thi đua, thực hiện tốt các chủ trướng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tiếp đón, thăm hỏi, động viên, tổ chức các cuộc gặp gỡ giao lưu giữa các dân tộc  nhằm tăng cường tình đoàn kết các dân tộc; hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; thực hiện một số nhiệm vụ khác về công tác dân tộc do tỉnh ủy, Tiểu ban Dân tộc trung ương giao. Thời gian này, công tác dân tộc tập trung phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược là: Tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ đi lên CNXH, hậu thuẫn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Sau Hiệp định Giơnevơ, n­­ước ta tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với hai nhiệm vụ chiến lược, Miền Bắc đư­­ợc giải phóng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; Miền Nam tạm thời nằm dư­­ới sự kiểm soát của Mỹ Ngụy, tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ Bắc Giang đã lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc cải tạo XHCN, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; nhanh chóng củng cố lực lượng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, tiến hành cải tạo đồng ruộng, trồng cây gây rừng, xây dựng trường học, tiến hành xoá mù chữ và bổ túc văn hoá, phát động xây dựng đời sống mới, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc.Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang đã hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nư­ớc; thanh niên với phong trào “Ba sẵn sàng”, phụ nữ với phong trào “Ba đảm đang” với quyết tâm “Mỗi ng­ười làm việc bằng hai vì Miền Nam ruột thịt” tất cả cho tuyền tuyến lớn “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lư­ợc”.
Vư­ợt lên những mất mát hy sinh, nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa anh dũng đánh trả chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, vừa phát triển sản xuất, hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm do đồng bào sản xuất đư­ợc chi viện kịp thời cho tiền tuyến. Đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tiếp đón, giúp đỡ, bảo vệ các cơ quan, xí nghiệp, bệnh viện, trư­­ờng học, đơn vị quân đội của Trung ương và một số tỉnh bạn đóng tại địa ph­­ương. Đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã tích cực động viên và tiễn đ­ưa hàng vạn con em của mình lớp lớp lên đư­ờng vào Nam chiến đấu với tinh thần “xẻ dọc trư­ờng sơn đi cứu nư­ớc”, nhiều ng­ười đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm, lập công xuất sắc, góp phần thành công của Đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất hai miền Nam- Bắc, đưa cả nước tiến lên CNXH.
Kết thúc kháng chiến, nhiều tập thể, cá nhân đư­ợc Nhà n­ước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lư­ợng vũ trang” như­: Lực lư­ợng vũ trang nhân dân các huyện: Lạng Giang, Tân Yên, Lục Nam, Sơn Động; dân quân du kích các xã:  Dư­ơng H­ưu, Tuấn Đạo (huyện Sơn Động); xã Sơn Hải, Tân Mộc (huyện Lục Ngạn); xã Nghĩa Ph­ương, Bình Sơn (huyện Lục Nam); xã Cao Th­ượng (huyện Tân Yên); phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lư­ợng vũ trang” cho ông Hoàng Quang Tích- dân tộc Tày, xã Quý Sơn; truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho bà Nông Thị Nhóng - Dân tộc Nùng xã Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn.
Trưởng Ban Dân tộc thời kỳ 1959-1983 là đồng chí Vũ Hoàng Kim( từ 1959-1971 Phó chủ tịch UBHC tỉnh kiêm nhiệm, từ 1971-1983 là Tỉnh ủy viên chuyên trách) các Phó Trưởng ban là đồng chí Trần Văn Phú và đồng chí Nguyễn văn Bộ.   
2. Công tác dân tộc thời kỳ 1975-1986
Sau năm 1975, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, công tác dân tộc tập trung ổn định sản xuất và đời sống, giải quyết các vấn đề xã hội do chiến tranh để lại, Ban Dân tộc đã tham mưu cho Tỉnh ủy kịp thời chỉ đạo giải quyết những vấn đề đặt ra ở vùng dân tộc, theo dõi, kiểm tra các chính sách như: cấp thuốc chữa bệnh, muối, dầu hỏa; các chính sách miễn giảm thuế, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề tự túc lương thực. Cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đồng bào dân tộc thiểu số đã vượt qua mọi thử thách, khó khăn, ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt XHCN.
 Ngày 05/5/1979, Ban bí thư Trung ương đảng ra quyết định số 38/QĐ-TW quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Ban Dân tộc Trung ương và các tỉnh. Nhiệm vụ của cơ quan làm công tác dân tộc tỉnh là giúp Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra và tổng hợp tình hình chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và chủ trương của cấp ủy về vấn đề dân tộc; nghiên cứu các vấn đề về chấp hành chính sách của Đảng đối với các dân tộc ở địa phương theo yêu cầu của cấp ủy và phối hợp với Ban Dân tộc Trung ương trong việc nghiên cứu và kiểm tra các vấn đề về chính sách của Đảng đối với các dân tộc theo sự chỉ đạo của cấp ủy.
Căn cứ chương trình làm việc của Tỉnh ủy, Ban Dân tộc lập chương trình công tác của ban và tổ chức thực hiện chương trình công tác đó. Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban được tham dự các kỳ họp của Ban Thường vụ để bàn về vấn đề dân tộc ít người. Ban Dân tộc được cung cấp các thông tin cần thiết như các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông báo của Trung ương, báo cáo của các ngành và các huyện về những vấn đề quan trọng có liên quan đến chính sách dân tộc. Ban dân tộc có quan hệ chặt chẽ với các cơ quan khác để trao đổi những ý kiến về những vấn đề có liên quan đến chính sách dân tộc; phối hợp nghiên cứu, kiểm tra những vấn đề về dân tộc theo các quy định của Trung ương, Tỉnh ủy; yêu cầu các ngành, các huyện cung cấp nghững tư liệu cần thiết về vấn đề dân tộc có liên quan đến trách nhiệm công tác của Ban; phối hợp với Ban Dân tộc Trung ương và các tỉnh để trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn nghiệp vụ, phối hợp kiểm tra hoặc nghiên cứu những vấn đề về chính sách dân tộc ở địa phương. Bên cạnh đó, có nhiệm vụ báo cáo, thỉnh thị, phản ánh tình hình thực hiện chính sách dân tộc và những vấn đề khác có quan hệ đến công tác dân tộc đến đồng chí Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Cơ quan công tác dân tộc các thời kỳ đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho tỉnh ủy về chủ trương, chính sách dân tộc, chủ động đề xuất với  tỉnh ủy, UBND tỉnh nhiều nội dung quan trọng và giải quyết kịp thời vấn đề dân tộc.Bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, nền kinh tế của tỉnh đứng trước nhiều khó khăn, nhất là chiến tranh biên giới đã thu hút phần lớn nhân lực, vật lực phục vụ chiến tranh. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa tập trung thực hiện chỉ thị số 100/CT-TW ngày 13/01/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến và mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm người lao động”. Chỉ thị 100/CT-TW đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, đồng bào dân tộc đã có nhiều cố gắng, khai hoang phục hoá, đầu tư thâm canh nhằm tăng nhanh năng xuất sản lượng cây trồng vật nuôi, từng bước tự túc được lương thực, đời sống đồng bào được cải thiện đáng kể.
Từ trong khó khăn gian khổ, ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc đã xuất hiện nhiều điển hình và cá nhân tiêu biểu như: hợp tác xã Tân Mộc là lá cờ đầu của huyện Lục Ngạn về trồng cây đỗ t­­ương, đư­ợc cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng gửi thư­­ khen ngợi và trực tiếp về thăm động viên, từ phong trào này, cố Chủ nhiệm HTX Tân Mộc - Lý Lỏi Sáng (dân tộc Dao) đã đư­­ợc Nhà nư­ớc phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động; trong đấu tranh và bảo vệ an ninh Tổ quốc ông Nông Văn Định - dân tộc Tày xã Tam Tiến, huyện Yên Thế, ông Lý Trung Phẩm- dân tộc Sán Chí xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn đư­ợc Nhà n­ước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lư­ợng vũ trang”. Trong đồng bào dân tộc đã xây dựng được nhiều cán bộ cốt cách tiêu biểu như: ông Đỗ Phụng, ông Lý Hồng Hà, ông Lâm Quốc Ấn, ông Nguyễn Văn An, ông Vi Hồng Độ, ông Nguyễn Liên, ông Lã Thanh Vượng, ông Đinh Quang Hiệp và nhiều tấm gương tiêu biểu khác.
 Thời kỳ 1983- 1986, đồng chí Lý Hồng Hà làm Trưởng Ban;  các Phó Trưởng Ban là đồng chí Lê Chắc, đồng chí Lâm văn Thăng. Thời kỳ 1986-1988, đồng chí Lê Chắc làm Trưởng ban, Phó Trưởng Ban là đồng chí Lâm văn Thăng.
3. Công tác dân tộc thời kỳ đổi mới
 Ngày 16/2/1987, Hội đồng Nhà nước có Quyết định số 78/HĐNN về giải thể Ủy ban Dân tộc của Chính phủ; trước yêu cầu của tình hình cách mạng mới, ngày 10/3/1988, Tỉnh ủy Hà Bắc ra Nghị quyết số 234/NQ/TU về việc hợp nhất Ban Dân vận và Ban Dân tộc chuyển thành Ban Dân vận Tỉnh ủy. Ngoài chức năng truyên truyền vận động nhân dân, Ban Dân vận Tỉnh ủy còn có thêm một số chức năng: Tham mưu, tổng hợp cho Tỉnh ủy về công tác dân tộc thiểu số và có các nhiệm vụ là: nghiên cứu, tổng hợp các vấn đề về dân tộc và công tác dân tộc, kiến nghị với Trung ương, Tỉnh ủy về những chủ trương, chính sách đối với các DTTS; kiểm tra việc thực hiện  các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, Bộ chính trị, Ban Bí thư, Ban thường vụ Tỉnh ủy về vấn đề DTTS ở các cấp ủy đảng, các tổ chức chính quyền và các đoàn thể, phối hợp với ban Tổ chức Tỉnh ủy nghiên cứu công tác xây dựng Đảng ở vùng DTTS và xây dựng chính sách đối với cán bộ DTTS, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác dân tộc ở các ngành, các huyện. Đồng chí Ngô Đình Loan, Phó Bí thư Tỉnh ủy tiếp tục được phân công kiêm Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, tiếp đó là đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh làm Trưởng ban; các đồng chí Lê  Chắc, Lâm Văn Thăng, Nguyễn Tiến, Nguyễn Đức Ngũ, Lê Kim Ba làm Phó Trưởng ban.
Năm 1995, bộ phận (cơ quan) làm công tác dân tộc tỉnh tách ra khỏi Ban Dân vận Tỉnh uỷ với tên gọi Ban Dân tộc và Miền núi theo Nghị định số 11/CP, ngày 20/2/1993 của Chính phủ. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân tộc và miền núi lúc này làcơ quan thuộc UBND tỉnh, có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc và miền núi trên địa bàn tỉnh. Nhiệm vụ và quyền hạn gồm: Chủ trì, phối hợp với các ngành và các huyện xây dựng chiến lược, kế hoạch 5 năm, hàng năm, các chính sách cụ thể về dân tộc; chủ trì, phối hợp với các ngành tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện kế hoạch đó; theo dõi, đôn đốc kiểm tra các ngành, các cấp trong việc thực hiện các quyết định của Đảng và Nhà nước về những chủ trương, chính sách đối với miền núi và dân tộc, các dự án, chương trình kinh tê- xã hội miền núi và vùng dân tộc thiểu số, chính sách định canh định cư cho đồng bào dân tộc; tham gia với các ngành, địa phương về việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp cán bộ chủ chốt là người dân tộc làm công tác chính quyền. Đón tiếp, giải quyết hoặc phối hợp với các cơ quan để giải quyết những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ, chính sách, pháp luật quy định; hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác dân tộc ở các ngành và các huyện.Trụ sở cơ quan đặt tại số 53 đường Nguyễn văn Cừ, Thị xã Bắc Giang (nay là thành phố Bắc Giang); Trưởng Ban dân tộc và Miền núi thời kỳ này là đồng chí Lâm Văn Thăng (Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy kiêm nhiệm), Phó Trưởng Ban là Đồng Chí Hà Mạnh Hùng.
Thực hiện Nghị định số 53/2004/NĐ-CP ngày 18/2/2004 của Chính phủ về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc UBND các cấp, Ban Dân tộc và Miền núi được đổi tên thành Ban Dân tộc theo Quyết định số 100/QĐ-UB ngày 03/8/2004 của UBND tỉnh Bắc Giang. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Dân tộc được quy định tại Thông tư số 53/2004/TTLT-UBDT-BNV ngày 18/2/2004 của Ủy ban Dân tộc-Bộ Nội vụ và Quyết định số 102/2004/QĐ-UB, ngày 10/8/2004 của UBND tỉnh Bắc Giang. Theo đó, Ban Dân tộc là cơ quan chuyên môn ngang Sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công tác dân tộc, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh  quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc tại địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo uỷ quyền của UBND tỉnh, góp phần đảm bảo sự thống nhất quản lý trong lĩnh vực công tác dân tộc từ TW đến địa phương.  Ban Dân tộc chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của Uỷ ban Dân tộc. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Dân tộc là:
1.Trình UBND tỉnh các Quyết định, Chỉ thị về lĩnh vực công tác dân tộc thuộc phạm vi quản lý;
2. Trình UBND tỉnh các Chương trình, Kế hoạch công tác dài hạn và hàng năm, các dự án quan trọng thuộc lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh;
3. Trình UBND tỉnh các biện pháp nhằm đảm bảo điều kiện cải thiện đời sống vật chất tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh;
4. Hướng dẫn kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy định pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;
5. Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp về nguồn gốc lịch sử, sự phát triển của các dân tộc; đặc điểm, thành phần dân tộc, kinh tế, xã hội, đời sống văn hoá, phong tục tập quán, những vấn đề dân tộc trên địa bàn tỉnh theo phân công, phân cấp;
6. Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức chính trị xã hội ở địa phương trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước về quyền dùng tiếng nói, chữ viết về phát triển giáo dục, mở mang dân trí, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số, chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh;
7. Chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, mô hình thí điểm, các chính sách ưu đãi đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt do UBND tỉnh và Uỷ ban Dân tộc giao;
8.Tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách của Nhà nước về đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữ gìn, tăng cường đoàn kết và tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở địa phương;
9.Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh;
10.Trình UBND tỉnh các biện pháp cụ thể để duy trì, bảo tồn, phát triển các tộc người trên địa  bàn tỉnh; chỉ đạo và tổ chức thực hiện sau khi đã được phê duyệt;
11.Tiếp đón, thăm hỏi đồng bào các dân tộc thiểu số; phối hợp với cơ quan Nhà nước ở địa phương giải quyết các nguyện vọng chính đáng của đồng bào theo chế độ, chính sách và quy định của pháp luật;
12. Tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa các dân tộc để giao lưu trao đổi kinh nghiệm nhằm tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh;
13. Bồi dưỡng, lựa chọn những điển hình tập thể và cá nhân tiêu biểu, có uy tín là người dân tộc thiểu số ở địa phương, gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước làm hạt nhân trong phong trào phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự xã hội, củng cố quốc phòng an ninh; giúp UBND tỉnh chỉ đạo, nhân rộng các điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu trên địa bàn tỉnh;
14. Phối hợp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh;
15. Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc bố trí tỷ lệ biên chế là người dân tộc thiểu số tại chỗ trong tổng số biên chế của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và những huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số;
16. Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc phạm vi quản lý;
17. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của cơ quan theo mục tiêu và nội dung được UBND tỉnh phê duyệt;
18. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định với UBND tỉnh và Uỷ ban Dân tộc;
19. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền;
20. Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh;
21. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao. Các tổ chức trực thuộc bao gồm: Văn phòng;Thanh tra; Phòng Chính sách; Phòng Tổng hợp- Tuyên truyền.
Thời kỳ 2000-2006, Trưởng Ban Dân tộc là đồng chí Chu Thế Độ, Phó Trưởng ban là đồng chí Hà Mạnh Hùng (nghỉ hưu tháng 10/2003) và đồng chí Nông Văn Hợi, tiếp sau đó là đồng chí Đỗ Xuân Bình.
Cũng theo quy định tại Nghị định số 53, cơ quan công tác dân tộc cấp huyện được thành lập (Phòng Dân tộc- Tôn Giáo) ở 03 huyện đó là Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2008/NĐ-CP quy định cơ quan quản lý chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Chức năng nhiệm vụ của Ban Dân tộc được quy định tại Quyết định số 52/2011/QĐ-UBND, ngày 15/2/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang. Theo đó, Ban Dân tộc là cơ quan chuyên môn ngang Sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác dân tộc. Ban Dân tộc có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Ủy ban Dân tộc. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Dân tộc được quy định như sau:
1. Chủ trì xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh: Dự thảo các Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác dân tộc; Dự thảo kế hoạch 5 năm và hàng năm, chính sách, Chương trình, Đề án, Dự án quan trọng về công tác dân tộc; biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ban Dân tộc; Dự thảo các văn bản quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp Phó các đơn vị, bộ phận thuộc Ban Dân tộc; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Chủ trì xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: Dự thảo các Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác dân tộc; Dự thảo quy định mối quan hệ công tác giữa Ban Dân tộc với các Sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện; Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Ban Dân tộc tỉnh theo quy định của pháp luật;
3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, chính sách thuộc lĩnh vực công tác dân tộc sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ban Dân tộc cho đồng bao dân tộc thiểu số; vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
4. Tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, đề án, mô hình thí điểm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đặc thù, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa và công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
5. Thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án do Ủy ban Dân tộc chủ trì quản lý, chỉ đạo; theo dõi, tổng hợp, sơ kết, tổng kết và đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc ở địa phương; tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp để giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, di cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các vấn đề dân tộc khác trên địa bàn tỉnh.
6. Giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức tiếp đón, thăm hỏi, giải quyết các nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ chính sách và quy định của pháp luật; định kỳ tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số các cấp của tỉnh; lựa chọn đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu người dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn an ninh, trật tự và gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý Nhà nước về công tác dân tộc đối với Phòng Dân tộc cấp huyện và cán bộ, công chức giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; tham gia thẩm định các dự án, đề án do các Sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức xây dựng có liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về dân tộc theo chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
10. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
11. Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc bố trí công chức là người dân tộc thiểu số làm việc tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp huyện và cán bộ, công chức là người dân tộc làm việc tại Ủy ban nhân dân cấp xã; xây dựng và tổ chức thực hiện đề án ưu tiên tuyển dụng sinh viên dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng vào làm công chức tại cơ quan nhà nước ở địa phương. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số vào học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dân tộc nội trú theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh và nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Dân tộc.
13. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc Ban Dân tộc; quản lý tổ chức, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách và chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ban Dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
14. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật. Các tổ chức thuộc gồm: Văn phòng; Thanh tra; Phòng Kế hoạch- Tổng hợp; Phòng Thông tin- Tuyên truyền; Phòng Chính sách.
 Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2008/NĐ-CP quy định cơ quan quản lý chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, các phòng Dân tộc- Tôn giáo các huyện giải thể, nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc giao cho phòng Nội vụ các huyện thực hiện. Sau khi có Nghị định số 12/2010/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị Định 14, phòng Dân tộc được tái thành lập ở 4 huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế với biên chế từ 3-5 đồng chí.
Từ thực tiễn tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc trọng tâm là nội dung Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị và quyết định 72/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về một một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế, xã hội miền núi. Cơ quan công tác dân tộc đã tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động để thực hiện, nhằm tập trung giải quyết một số vấn đề bức xúc đang đặt ra ở vùng dân tộc.
          Trước những đòi hỏi của sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc theo đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng. Sau khi  có Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành Trung ương về công tác dân tộc, cơ quan công tác dân tộc đã tham mưu cho Tỉnh uỷ tổ chức triển khai tinh thần của Nghị quyết tới các cơ quan, ban ngành tỉnh, huyện. Các  nội dung Nghị quyết 23, 24, 25 được triển khai sâu rộng đến tổ chức đảng cơ sở, đến từng đảng viên, cán bộ công chức. Các địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên. Tỉnh uỷ đã xây dựng Chương trình hành động số 40-CT/TU ngày 30/5/2003 về thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, đề ra các mục tiêu chủ yếu đến năm 2010, các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp thực hiện; chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp tổ chức quán triệt nội dung Nghị quyết TW 7, xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết. Huyện uỷ, Đảng uỷ xã căn cứ vào mục tiêu, nội dung Nghị quyết và chương trình hành động của Chính phủ, của Tỉnh uỷ vận dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của địa phương, đơn vị; chương trình hành động thể hiện rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương, cơ sở đến năm 2010.  Cơ quan làm công tác dân tộc các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các ngành cùng cấp triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình hành động, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền cùng cấp trong việc xây dựng chương trình hành động và tổ chức thực hiện Nghị quyết 24.
Công tác tuyên truyền luôn được quan tâm đẩy mạnh từ cấp tỉnh đến chính quyền cơ sở, từng cán bộ, đảng viên và tuyên truyền phổ biến sâu rộng đến nhân dân miền núi, đồng bào dân tộc trong tỉnh; hình thức tuyên truyền đa dạng: trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống phát thanh - truyền thanh cơ sở và các cuộc họp tại các đơn vị, các cấp và họp thôn, bản. Thông qua tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ những nội dung của Nghị quyết 24, Chương trình hành động của Tỉnh uỷ về thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, của tỉnh về thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn.
Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 24 được triển khai ở tất cả các cấp, ngành; thông qua kiểm tra kịp thời đôn đốc nhắc nhở, uốn nắn những hạn chế yếu kém trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết ở các ngành, địa phương. Thực hiện công tác sơ kết (năm 2005) và công tác tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 24 (năm 2008); qua sơ kết, tổng kết đã đánh giá được những mặt đạt được và những yếu kém trong thực hiện để từ đó có biện pháp lãnh, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu Nghị quyết đề ra. Qua nghiên cứu học tập nội dung Nghị quyết 24, Chương trình hành động số 40 của Tỉnh uỷ, toàn thể cán bộ, đảng viên thể hiện sự nhất trí cao, nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác dân tộc; thông qua học tập, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước được trực tiếp chuyển tải đến đảng viên và quần chúng, từ đó góp phần nâng cao nhận thức, củng cố lòng tin đối với Đảng, Nhà nước, khơi dậy ý chí quyết tâm của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, tạo sự đồng thuận trong trong cộng đồng dân cư. Cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp, ngành ngày càng coi trọng và quan tâm đến công tác dân tộc nhất là trong tình hình mới hiện nay. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là nhân tố thúc đẩy và góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình an ninh - chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng miền núi, dân tộc.
Sau hơn 8 năm triển khai thực hiện, sự lãnh đạo của cấp uỷ các cấp, ngành về công tác dân tộc không ngừng được tăng cường; nội dung, phương thức lãnh chỉ đạo được đổi mới từng bước theo hướng toàn diện, phong phú và thiết thực; quán triệt nhiệm vụ công tác chính trị tư tưởng hướng về cơ sở, cán bộ lãnh đạo, đảng viên (nhất là cán bộ, đảng viên làm công tác dân tộc) luôn bám sát cơ sở, đi sâu vào quần chúng, tập chung giải quyết những vấn đề nội cộm, những yêu cầu thiết thực về tư tưởng và lợi ích của đồng bào các dân tộc; nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, những chuyển biến tư tưởng của đồng bào dân tộc trong tỉnh.
Dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể nhân dân và tham gia tích cực của đồng bào các dân tộc phong trào thi đua yêu nước thông qua những hành động thiết thực trong công tác xoá đói, giảm nghèo làm giàu cho gia đình làng bản, quê hương. Qua phong trào thi đua đã có hàng trăm tổ chức, cá nhân được nhận hình thức khen thưởng của TW, tỉnh, huyện, xã về bảo đảm an ninh chính trị, TTATXH, phát triển kinh tế-xã hội, xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc. Trong thời kỳ này, toàn tỉnh đã huy động được trên 2.500 tỷ đồng, với các Chương trình như: Chương trình 135 (giai đoạn 2001-2005 đầu tư trên địa bàn 44 xã,­ giai đoạn 2006-2010 đầu tư trên địa bàn 30 xã và 97 thôn bản), Chương trình Trung tâm cụm xã giai đoạn 1997-2005 đầu tư xây dựng 11 TTCX, Quyết định 134, di dân, tái định cư­ Trư­ờng bắn  quốc gia TB1,  Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg, các chính sách về giáo dục, đào tạo; công  chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc đ­­ược quan tâm,  công tác văn hoá thông tin, thể dục thể thao có b­ước chuyển biến đáng kể, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đã đư­­ợc quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả cao.
 Công tác đào tạo, bồi dư­ỡng đội ngũ cán bộ ng­­ười dân tộc,nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở vùng đồng bào dân tộc cũng đạt đ­ư­ợc những kết quả quan trọng. Hệ thống chính trị ở các huyện, xã khu vực miền núi thường xuyên được quan tâm củng cố vững chắc, hầu hết các thôn bản ở vùng dân tộc đã có tổ chức Đảng.
Ban Dân tộc đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 501/CT-TTg ngày 03/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số chính sách đối với người Hoa. Sau hơn 15 năm thực hiện, tình hình người Hoa và công tác Người Hoa trong tỉnh đã có chuyển biến rõ rệt. Nhận thức của các cấp các ngành về người Hoa và công tác người Hoa được nâng lên, xác định rõ người Hoa là một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước đối với người Hoa đã được quán triệt tới cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ở cơ sở. Việc thực hiện chính sách đối với người Hoa đã được chính quyền các cấp, các ngành thực hiện đúng theo Chỉ thị số 501/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW Ngày 8/5/2009 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, Quyết định số 757/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hướng dẫn số 04/HD-UBDT của BCĐ đại hội toàn quốc, văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; BCĐ Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh đã xây dựng Kế hoạch tổ chức Đại hội cấp tỉnh và tại 4 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế.Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số là sự kiện chính trị - xã hội quan trọng trong đời sống cộng đồng các dân tộc Việt Nam; nhằm tiếp tục tổng kết, đánh giá công tác dân tộc, khẳng định đường lối nhất quán của đảng và nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc; khẳng định tôn vinh và biểu dương công lao đóng góp to lớn của các dân tộc thiểu số đối với thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam. Đại hội là diễn đàn giao lưu, trao đổi, tạo sự đồng thuận và niềm tin vững chắc của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đây cũng là nguyện vọng chính đáng của đồng bào các dân tộc thiểu số, Đại hội là biểu tượng sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, thống nhất ý chí và hành động vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
 Báo cáo chính của Đại hội các cấp đã tổng kết, đánh giá tình hình dân tộc, công tác dân tộc của Đảng, phong trào thi đua yêu nước của đồng bào các dân tộc thiểu số qua các thời kỳ cách mạng và phương h­ướng, nhiệm vụ công tác dân tộc đến năm 2020, được đa số các đại biểu đồng tình ủng hộ. Riêng Báo cáo chính của Đại hội tỉnh được đồng chí Giàng Seo Phử- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ Ban Dân tộc- Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS Việt Nam đánh giá cao. Báo cáo tham luận của các đại biểu tại Đại hội đã bổ sung khẳng định đoàn kết dân tộc và đóng góp to lớn của đồng bào DTTS trong cách thời kỳ cách mạng, đặc biệt là thời kỳ đổi mới. Quyết tâm thư của đại hội (chương trình thi đua) nêu bật được nội dung kêu gọi đồng bào đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng cùng phát triển; phấn đấu thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà Nước.
Công tác tuyên truyền được các cấp tổ chức Đại hội trú trọng, thời gian tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội. Nội dungtuyên truyền tập trung vào quán triệt các văn bản của Trung ương, của tỉnh về lãnh đạo, chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số; ý nghĩa, tầm quan trọng của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam; thành tựu nổi bật của công tác dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở từng địa phư­ơng; các tập thể, cá nhân điển hình trong việc học tập và làm theo tấm g­ương đạo đức Hồ Chí Minh; các cá nhân tiêu biểu qua các thời kỳ cách mạng, cá nhân sản xuất giỏi trong thời kỳ đổi mới; các cơ quan, đơn vị có nhiều thành tích trong phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc; các chủ trư­ơng, chính sách của Đảng và Nhà nư­ớc đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng.
 Đại hội huyện đã khen th­ưởng cho 45 tập thể và 160 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc ở địa phư­ơng và 469 đại biểu đã đư­ợc Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT tặng Kỷ niêm chư­ơng “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc”. Chủ tịch UBND tỉnh khen tặng Bằng khen cho 28 tập thể và 26 cá nhân, đề nghị Uỷ Ban Dân tộc tặng kỷ niệm ch­ương cho 127 đại biểu thuộc các huyện, thành phố và các ngành không tổ chức đại hội. Tại Đại hội toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ đã tặng Bằng khen cho 01 tập thể và 02 cá nhân, Chủ tịch n­ước tặng Huân chư­ơng lao động hạng ba cho 01 cá nhân. Sau Đại hội, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, phát huy truyền thống yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tạo khí thế thi đua sôi nổi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, cơ quan công tác dân tộc đã chủ trì, phối hợp với các ngành ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra, tổng kết kết quả thực hiện các chính sách, chương trình dự án ở vùng dân tộc và trực tiếp quản lý chỉ đạo thực hiện có hiệu quả một số chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc miền núi.
Đến nay đã đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc công nhận 181 xã miền núi (trong đó có 44 xã vùng cao). Triển khai thực hiện rà soát, phân định 3 khu vực miền núi theo trình độ phát triển theo Quyết định số 393/2005/QĐ-UBDT và hướng dẫn số 801/UBDT-CSDT của Uỷ ban Dân tộc, lấy xã là đơn vị cơ bản trên cơ sở rà soát, phân định các thôn bản theo tiêu chí 3 khu vực miền núi, đảm bảo dân chủ, công khai. Tổng số xã được phân định: 169 xã, trong đó: Xã khu vực I: 84 xã, khu vực II: 55 xã, khu vực III: 30 xã. Tổng số thôn, bản ĐBKK: 277 thôn, bản (trong đó 180 thôn thuộc 30 xã KVIII, 97 thôn thuộc 31 xã KVII và 01 Thị trấn). Việc ban hành Tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 393/2005/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc làm cơ sở để áp dụng và thực thi những chính sách và có kế hoạch đầu tư phù hợp với từng khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, các khu vực. Quy trình phân định được thực hiện một các công khai minh bạch, nên kết quả phân định phản ảnh trung thực, khách quan trình độ phát triển giữa các khu vực, không phát sinh những khiếu nại, thắc mắc của cán bộ và nhân dân, tạo sự đồng thuận của các cấp các ngành, dư luận xã hội.Quá trình triển khai thực hiện các chính sách đối với từng khu vực đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, đẩy nhanh tốc độ phát triển.
Nhiều nội dung, chính sách lớn, chương trình, dự án đầu tư có hiệu quả đã phát huy tác dụng thúc đẩy kinh tế xã hội triển nhanh, cơ sở hạ tầng vùng dân tộc miền núi đựơc tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện nâng lên rõ rệt. Chương trình xây dựng Trung tâm cụm xã (TTCX) giai đoạn 1999-2005 và năm 2009-2010 đã đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành các hạng mục theo dự án được phê duyệt tại 11 TTCX ở các huyện miền núi, vùng cao. Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa được triển khai thực hiện từ năm 1998 với phạm vi đầu tư trong giai đoạn I (2001-2005) là 44 xã, giai đoạn II (2006-2010) đầu tư tại 30 xã và 97 thôn bản. Chính sách 134 về hỗ trợ hộ nghèo DTTS về nhà nhà, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt và các chính sách dân tộc khác được đánh giá là thiết thực, hiệu quả cao phục vụ phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc.
Từ năm 2005-2010, UBND tỉnh đã giao cho Ban Dân tộc phối hợp với các Sở, ngành và Trường Cao đẳng Nông lâm Việt Yên đào tạo cho cán bộ các xã vùng dân tộc trên địa bàn 06 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên. Ban Dân tộc xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện từ 2005- 2008, đã mở 01 lớp Cao đẳng Quản lý kinh tế cho 84 học viên. Kết thúc khóa học đã có 38 học viên tự học liên thông lên Đại học. Các học viên sau khi ra trường được bố trí công tác tại các xã trong vùng đồng bào dân tộc, vận dụng tốt kiến thức đã học vào công tác và cuộc sống, nhiều đồng chí đã được tín nhiệm, được bầu, được giao giữ những cương vị chủ chốt của xã.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác vận  động người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, cơ quan công tác dân tộc đã tham mưu cho Tỉnh uỷ chỉ đạo các cấp, các ngành, cấp uỷ đảng và chính quyền tích cực vận động và đã thu được kết quả to lớn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại vùng dân tộc thiểu số của tỉnh. Xác định rõ là người được đồng bào dân tộc thiểu số tín nhiệm, có mối liên hệ chặt chẽ và ảnh hưởng nhất định với cộng đồng dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số, là chỗ dựa quan trọng của cấp uỷ chính quyền các cấp trong việc tuyên truyền, vận động, tổ chức đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước, thamn gia phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hàng năm, ngân sách tỉnh đều bố trí kinh phí để thực hiện chính sách đối với 200 Già làng, người có uy tín trong đồng bào DTTS như: tổchức tặng quà tết, tham quan nghỉ mát, cấp Báo Bắc Giang và Báo Nhân dân miễn phí, thăm hỏi và tiếp đón đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhờ đó đã phát huy mạnh mẽ mặt tích cực, thông qua đó vận động đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ và chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia phát triển kinh tế- xã hội, phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự; thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư“ tại các xã, thôn bản vùng dân tộc thiểu số của tỉnh.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 về chính sách đối với người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, Uỷ ban Dân tộc-Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 05/2012/TTLT-UBDT-BTC ngày 16/12/2011 hướng dẫn thực hiện, Ban Dân tộc đã tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Lạng Giang chỉ đạo các  xã, thôn bản tổ chức bầu chọn được 498 người có uy tín, được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt danh sách tại Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 19/4/2012.
          Cơ quan công tác dân tộc phối hợp với các ngành, các huyện tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách, chương trình dự án về giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá xã hội ở vùng dân tộc miền núi như: chính sách cử tuyển; chính sách trường phổ thông dân tộc nội trú; chính sách ưu đãi cán bộ công tác ở vùng dân tộc, đào tạo, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số; chính sách miễn giảm viện phí đối với đồng bào dân tộc; chính sách xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở...
Các chính sách có nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số như: chính sách định canh, định cư; chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở; chính sách trợ giá, trợ cước; chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; chính sách cấp các loại báo chí; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân nghèo vùng khó khăn...được triển khai thực sự có hiệu quả đã tạo ra cơ hội thuận lợi cho đồng bào các dân tộc nhanh chóng ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.Thông qua thực hiện các chính sách, cùng với sự nỗ lực v­ươn lên của đồng bào, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh đã có chuyển biến đáng kể: toàn tỉnh đã có 18 xã hoàn thành mục tiêu Chư­ơng trình 135 (giai đoạn I là 14 xã, giai đoạn II là 04 xã);  hộ nghèo dân tộc cơ bản đã đư­­ợc xoá nhà tạm; 98% số xã vùng dân tộc miền núi xe ô tô đã vào đư­­ợc trung tâm, kể cả mùa m­ưa; trên 95% số hộ trong vùng đã đư­­ợc sử dụng điện l­ưới quốc gia (năm 2003 mới có 62% số hộ); trên 70% số hộ dân được sử dụng n­­ước sinh hoạt hợp vệ sinh; mức sống của đồng bào được tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn giảm đáng kể, từ 72,06% năm 2005, xuống còn 42,41% năm 2010, bình quân giảm 4-6%/ năm. Hệ thống chính trị ở các huyện, xã khu vực miền núi thường xuyên được quan tâm củng cố vững chắc, hầu hết các thôn bản ở vùng dân tộc đã có tổ chức Đảng. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vùng dân tộc đã tích cực vận động đồng bào dân tộc thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước.
Từ năm 2007 -2012, Trưởng Ban là đồng chí Đỗ Xuân Bình, các Phó Trưởng ban là đồng chí Nông Văn Hợi (nghỉ hưu năm 2009), đồng chí Nguyễn văn Doanh (chuyển công tác về làm Chủ tịch UBND huyện Lục Nam tháng 7/2010), đồng chí Leo Thị Lịch (chuyển công tác sang làm Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh tháng 7/2010), đồng chí Chu Quý Minh (điều động và bổ nhiệm từ tháng 9/2010), đồng chí Nhữ văn Nam (nguyên Trưởng phòng Kế hoạch- Tổng hợp) bổ nhiệm tháng 7/2011.
4. Công tác dân tộc trong giai đoạn hiện nay
Tiếp tục  triển khai thực hiện các nghị quyết, nghị định, chỉ thị, quyết định của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về lĩnh vực công tác dân tộc, trọng tâm là nội dung kết luận số 57/KL/TW, ngày 3-11-2009 của Bộ Chính trị về công tác dân tộc; chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, triển khai Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14-1-2011 của Chính phủ về công tác dân tộc. Mục tiêu quan trọng của công tác dân tộc đến năm 2020 là: Tập trung phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số bền vững; tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi xã hội; nâng cao trình độ dân trí, tăng cường chất lượng dịch vụ công, bảo vệ môi trường sinh thái, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa vùng dân tộc và các vùng khác trong tỉnh và giữa các dân tộc. Đảm bảo phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội theo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển; xây dựng gia đình, xã, thôn bản văn hóa gắn với giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp chủ yếu sau:
 
 Tập trung hơn nữa các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc, thực hiện tốt việc lồng ghép các ngồn vốn Các Chương trình MTQG, xây dựng cơ bản tập trung, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA,  kêu gọi vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là ngân sách địa phương và vốn xã hội hoá từ các thành phần kinh tế, hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn để tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn bản (công trình thủy lợi, nước sinh hoạt). Thực hiện chương trình cấp nước sạch cho các hộ ở vùng thiếu nước hoặc phải dùng nước không hợp vệ sinh, kết hợp sửa chữa, nâng cấp và duy trì hoạt động các công trình nước sinh hoạt tập trung đã đầu tư; đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn các tuyến liên xã, từ xã đên thôn bản, trụ sở xã, cải tạo nâng cấp và phát triển lưới điện trong vùng dân tộc.
 Tiếp tục đầu tư xây dựng các trường Tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia, các điểm trường lẻ ở bậc tiểu học và mẫu giáo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh;thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đối với học sinh là người dân tộc thiểu số; Nâng cao chất lượng đào tạo học sinh, tăng chỉ tiêu tuyển sinh học phổ thông dân tộc nội trú (tỉnh, huyện) đối với học sinh các dân tộc có số dân ít, chậm phát triển. Tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, triển khai có hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, đảm bảo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số bằng với mức bình quân chung của toàn tỉnh. Giữ gìn và phát huy tiềm năng của các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách về sự hưởng thụ văn hóa, thể thao giữa các vùng trong tỉnh;thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý phù hợp với từng đối tượng và địa bàn vùng dân tộc; đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nếp sống văn minh; tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
 - Tăng cường hoạt động tuyên truyền cho đồng bào DTTS về vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế- xã hội nhằm nâng cao nhận thức về  hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống phục vụ phát triển kinh tế- xã hội; xây dựng, nhân rộng các điển hình về ứng dụng thành công các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất, sinh hoạt và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số.
   Tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng các công tác giúp đỡ, kết nghĩa của các cơ quan, đơn vị đối với các xã nhất là về phát triển kinh tế - xã hội và công tác vận động quần chúng. Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 và Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ, phát huy vai trò tích cực của người có uy tín ở đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc;chú trọng phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số, gắn với việc bỗi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động cho cán bộ.
  Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để cán bộ đảng viên và đồng bào dân tộc thiểu số nắm vững và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách; phát huy nội lực, khắc phục tâm lý trông chờ, ỷ nại vào đầu tư hỗ trợ của Nhà nước; nâng cao kỹ năng và ý thức lao động, phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. Thường xuyên tuyên truyền gương người tốt việc tốt, hộ dân tộc thiểu số sản xuất kinh doanh giỏi, kịp thời biểu dương, động viên những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua; tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi giai đoạn 2012-2015. Tăng cường giáo dục pháp luật, ý thức cảnh giác trong đồng bào dân tộc thiểu số, chủ động đấu tranh chống âm mưu diễn biến hòa bình, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, lôi kéo chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch.
      
          * Tóm lại:  Những kết quả trong hoạt động và chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc  trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng đân tộc và miền núi; cụ thể hóa lời dạy của Bác Hồ “Chính sách của Đảng và Chính Phủ đối với miền núi là rất đúng đắn, trong chính sách có hai điều quan trọng nhất là: Đoàn kết và nâng cao đời sống của đồng bào”.Mặt khác, chứng minh sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta trong hoạch định chủ trương, đường lối và lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới đã góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các dân tộc, giữa vùng dân tộc với các vùng khác trong tỉnh, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
          Trong suốt chặng đường phát triển, hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc, từ Ban Dân tộc trực thuộc Tỉnh ủy, Ban Dân tộc và Miền núi, cho đến Ban Dân tộc hiện nay luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, các đồng chí Lão thành Cách mạng, các đồng chí nguyên là lãnh đạo Ban qua các thời kỳ. Đối với cơ quan cấp tỉnh, từ chỗ chỉ có 02 cán bộ chuyên trách năm 1995 (đồng chí Trưởng ban kiêm nhiệm) và 15 biên chế năm 2005 thì đến năm 2021 đã có 24 biên chế, 03 lãnh đạo với 04 phòng chuyên môn, đơn vị. Đối với cơ quan cấp huyện từ chỗ chỉ có 01 chuyên viên làm công tác dân tộc nằm trong văn phòng HĐND-UBND huyện thì nay đã có 04 phòng chuyên môn, tham mưu giúp UBND huyện thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ BAN DÂN TỘC

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2011/QĐ-UBND ngày 15/02/2011

của UBND tỉnh Bắc Giang)

  

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Ban Dân tộc là cơ quan chuyên môn ngang Sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác dân tộc.

2.     Ban Dân tộc có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Ủy ban Dân tộc.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Chủ trì xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác dân tộc;

b) Dự thảo kế hoạch 5 năm và hàng năm, chính sách, chương trình, đề án, dự án quan trọng về công tác dân tộc; biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ban Dân tộc;

c) Dự thảo các văn bản quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó các đơn vị, bộ phận thuộc Ban Dân tộc; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Chủ trì xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác dân tộc;

b) Dự thảo quy định mối quan hệ công tác giữa Ban Dân tộc với các Sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Ban Dân tộc tỉnh theo quy định của pháp luật.

3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, chính sách thuộc lĩnh vực công tác dân tộc sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ban Dân tộc cho đồng bao dân tộc thiểu số; vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

4. Tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, đề án, mô hình thí điểm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đặc thù, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa và công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

5. Thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án do Ủy ban Dân tộc chủ trì quản lý, chỉ đạo; theo dõi, tổng hợp, sơ kết, tổng kết và đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc ở địa phương; tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp để giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, di cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các vấn đề dân tộc khác trên địa bàn tỉnh.

6. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tiếp đón, thăm hỏi, giải quyết các nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ chính sách và quy định của pháp luật; định kỳ tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số các cấp của tỉnh; lựa chọn đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu người dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn an ninh, trật tự và gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc đối với Phòng Dân tộc cấp huyện và cán bộ, công chức giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

8. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;  tham gia thẩm định các dự án, đề án do các Sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức xây dựng có liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về dân tộc theo chuyên môn, nghiệp vụ được giao.

10. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

11. Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc bố trí công chức là người dân tộc thiểu số làm việc tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp huyện và cán bộ, công chức là người dân tộc làm việc tại Ủy ban nhân dân cấp xã; xây dựng và tổ chức thực hiện đề án ưu tiên tuyển dụng sinh viên dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng vào làm công chức tại cơ quan nhà nước ở địa phương. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số vào học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dân tộc nội trú theo quy định của pháp luật.

12. Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh và nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Dân tộc.

13. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc Ban Dân tộc; quản lý tổ chức, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách và chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ban Dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

14. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế của Ban Dân tộc

1. Lãnh đạo Ban:

a) Ban Dân tộc có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban;

b) Trưởng ban là người đứng đầu Ban, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Ban Dân tộc;

c) Phó Trưởng ban là người giúp Trưởng ban, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Trưởng ban vắng mặt, một Phó Trưởng ban được Trưởng ban ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Ban Dân tộc;

d) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, cho từ chức, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Trưởng ban và Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

2. Các tổ chức thuộc Ban Dân tộc bao gồm:

- Văn phòng;

- Thanh tra;

- Phòng Kế hoạch – Tổng hợp;

- Phòng Thông tin – Tuyên truyền;

- Phòng Chính sách.

3. Biên chế:

Biên chế của Ban Dân tộc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trong tổng biên chế công chức của tỉnh được Trung ương giao.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

Trưởng Ban Dân tộc có trách nhiệm quy định nhiệm vụ cụ thể của tổ chức trực thuộc và ban hành Quy chế làm việc của Ban Dân tộc tỉnh để tổ chức thực hiện./.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 01/2018

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
10 luật có hiệu lực từ 1/1/2018; tăng lương tối thiểu vùng; biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi mới; sửa đổi quy định về thu tiền sử dụng đất; quy định mới về tính lãi tiền gửi giữa tổ chức tín dụng với khách hàng... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 01/2018. 10 luật có hiệu lực từ 1/1/2018

10 luật có hiệu lực từ 1/1/2018; tăng lương tối thiểu vùng; biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi mới; sửa đổi quy định về thu tiền sử dụng đất; quy định mới về tính lãi tiền gửi giữa tổ chức tín dụng với khách hàng... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 01/2018.

10 luật có hiệu lực từ 1/1/2018

Từ ngày 1/1/2018, 10 luật có hiệu lực thi hành gồm: 1- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13; 2-  Bộ Luật Tố tụng hình sự; 3- Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; 4- Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; 5- Luật Trợ giúp pháp lý; 6- Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; 7- Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; 8- Luật Quản lý ngoại thương; 9- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; 10- Luật Du lịch.

Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2018

Theo Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2017, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2018 như  sau: Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng; vùng II: 3.530.000 đồng/tháng; vùng III: 3.090.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương cũ khoảng 180.000-230.000 đồng/tháng.

Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi mới áp dụng từ 1/1/2018

Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan có hiệu lực từ 1/1/2018.

Trong đó, ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục I - Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế; Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế; Phụ lục III - Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp đối với mặt hàng xe ôtô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe), đã qua sử dụng; Phụ lục IV - Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan.

Sửa đổi quy định về thu tiền sử dụng đất

Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

Cụ thể, Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất và Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

Chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, tạm giam

Có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, Nghị định số 120/2017/NĐ-CP ngày 6/11/2017 của Chính phủ quy định chi tiết về chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; kinh phí bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ; việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài.

Chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ

Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ có hiệu lực từ 20/01/2018.

Nghị định quy định cụ thể từng đối tượng, tiêu chuẩn áp dụng chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ.

Chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần

Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần có hiệu lực từ 01/01/2018.

Tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý có hiệu lực từ 01/01/2018. Trong đó, Nghị định quy định rõ tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Cụ thể, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (Trung tâm) có Giám đốc, Phó Giám đốc, Trợ giúp viên pháp lý, viên chức và người lao động khác. Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm phải là Trợ giúp viên pháp lý.

Trung tâm có thể có các bộ phận chuyên môn thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập.

Tiêu chí Đồn biên phòng vùng sâu, vùng xa

Theo Nghị định số 114/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017quy định về Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa, có hiệu lực từ 1/1/2018, Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa là những Đồn biên phòng có một trong các tiêu chí sau:

1- Đóng quân và quản lý các xã miền núi, xã đảo, vùng biển có địa hình tự nhiên phức tạp, hiểm trở, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, xa trung tâm hành chính cấp huyện.

2- Đóng quân và quản lý các xã miền núi, hải đảo có phụ cấp khu vực từ 0,2 trở lên và phụ cấp đặc biệt từ 30% trở lên theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3- Đóng quân và quản lý các xã, phường thuộc địa bàn trọng yếu về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án

Nghị định 115/2017/NĐ-CP ngày 16/10/2017 quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp có hiệu lực từ 1/1/2018.

Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án phạt tiền do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không dưới 50% và không cao hơn mức phạt tiền cao nhất quy định tại điều khoản được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại.

Quản lý chặt chẽ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam

Nghị định số 121/2017/NĐ-CP ngày 6/11/2017 quy định xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam có hiệu lực từ 1/1/2018.

Nghị định này quy định về xây dựng, thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam.

Đặc thù quản lý tài chính đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số

Nghị định 122/2017/NĐ-CP ngày 13/11/2017 quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số; Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam có hiệu lực từ 01/01/2018.

Quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí

Theo Nghị định số 124/2017/NĐ-CP  ngày 15/11/2017 quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí có hiệu lực từ 1/1/2018, để chuẩn bị đầu tư hoặc triển khai dự án dầu khí tại nước ngoài, nhà đầu tư được phép thành lập hoặc tham gia thành lập công ty điều hành tại Việt Nam, tại nước tiếp nhận đầu tư hoặc tại nước thứ ba theo quy định của pháp luật có liên quan, hợp đồng dầu khí và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế được chấp nhận chung.

Nguyên tắc niêm phong, mở niêm phong vật chứng

Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, Nghị định số 127/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 quy định khái niệm, nguyên tắc; trình tự, thủ tục; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thực hiện niêm phong, mở niêm phong các loại vật chứng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Nghị định quy định chỉ thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng khi có yêu cầu phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; niêm phong, mở niêm phong vật chứng phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định của Nghị định này; bảo đảm nhanh chóng, kịp thời; bảo đảm tôn trọng lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng.

Quy định chế độ báo cáo về điều tra hình sự

Nghị định 128/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 quy định chế độ báo cáo về điều tra hình sự có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

Nghị định này quy định về nguyên tắc thực hiện chế độ báo cáo, nội dung, hình thức báo cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện chế độ báo cáo về điều tra hình sự.

Quy định mới về phạt VPHC lĩnh vực đầu tư xây dựng

Có hiệu lực từ ngày 15/01/2018, Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.

Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng là 1 tỷ đồng; trong lĩnh vực  khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở là 300 triệu đồng.

Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ một số trường hợp). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. 

Quy định mới về tính lãi tiền gửi giữa tổ chức tín dụng với khách hàng

Từ ngày 1/1/2018, phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng được thực hiện theo quy định tại Thông tư 14/2017/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

Theo Chinhphu.vn

Thứ Trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc Phan Văn Hùng thăm, chúc tết và tặng quà tỉnh Bắc Giang

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
     Ngày 24/01/2019 Đoàn công tác do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Phan Văn Hùng làm trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà tại tỉnh Bắc Giang nhân dịp Tết Kỷ Hợi 2019. Tham gia đoàn công tác có đại diện Lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang.  

     Ngày 24/01/2019 Đoàn công tác do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Phan Văn Hùng làm trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà tại tỉnh Bắc Giang nhân dịp Tết Kỷ Hợi 2019. Tham gia đoàn công tác có đại diện Lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang.

 

     Đoàn đã đi thăm hỏi một số nhân sỹ, trí thức là người dân tộc thiểu số (DTTS) đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Thăm, tặng quà 100 hộ đồng bào DTTS nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc hai xã Canh Nậu, Đồng Tiến, huyện Yên Thế. Tại các nơi đến, thay mặt Đoàn công tác, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Phan Văn Hùng đã ân cần thăm hỏi, chúc sức khỏe các hộ DTTS nghèo, chúc các hộ sang năm mới tích cực tăng gia sản xuất, vượt mọi khó khăn phấn đấu thoát nghèo, đón Tết vui Xuân vui vẻ, lành mạnh, đầm ấm.

 

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Phan Văn Hùng tặng quà đồng bào DTTS nghèo xã Canh Nậu

 

     Đánh giá cao những kết quả trong việc phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo của hai xã Canh Nậu và Đồng Tiến các địa phương đều có tốc độ giảm nghèo hàng năm từ 4- 5%, nhiều công trình hạ tầng được xây dựng từ các chương trình, chính sách dân tộc, đặc biệt xã Đồng Tiến có 8/8 nhà văn hóa được xây dựng từ nguồn vốn 135. Thứ Trưởng Phan Văn Hùng mong muốn bà con tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước.

 

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Phan Văn Hùng và Phó trưởng  Ban Dân tộc Chu Quý Minh tặng quà đồng bào DTTS nghèo xã Đồng Tiến

 

     Trong khuôn khổ chuyến công tác, Đoàn công tác của UBDT đã đến thăm, chúc Tết thầy và trò Trường Phổ thông DTNT huyện Yên Thế, Trường Phổ thông DNNT tỉnh Bắc Giang. Chia vui với những thành tích giáo dục của thầy và trò các trường, Thứ trưởng Phan Văn Hùng nhiệt liệt biểu dương, đánh giá cao những kết quả học tập của thầy và trò nhà trường và khẳng định Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục, trường dân tộc nội trú là cái nôi nuôi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tốt cho miền núi. Đoàn công tác  đã trao tặng mỗi trường 01 máy lọc nước PAUL trị giá 100 triệu đồng.

 

     Trước đó chiều ngày 23/01/2019 Thứ Trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT cùng Đoàn công tác đã đến thăm, chúc tết tập thể cán bộ công chức, người lao động Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang.

 

      Sau đây là một số hình ảnh hoạt động của Đoàn công tác:

Nguyên Phúc

Tiêu chí xác định xã, thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 15/01/2019 Thủ Tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 03/2019/QĐ-TTg về tiêu chí xác định xã, thôn hoàn thành mục tiêu Dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.  

Ngày 15/01/2019 Thủ Tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 03/2019/QĐ-TTg về tiêu chí xác định xã, thôn hoàn thành mục tiêu Dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

 

Theo Quyết định tiêu chí xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135là xã đạt được một trong hai tiêu chí sau:

1- Được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới hoặc được nâng lên phường, thị trấn.

2- Đạt 4 điều kiện tại điểm a và tối thiểu 2 trong 6 điều kiện tại điểm b như sau:

a) Điều kiện phải đạt:

 -Có tổng tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 dưới 35%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo dưới 20% (đối với các xã biên giới và xã an toàn khu không thuộc khu vực III, xã thuộc các tỉnh khu vực Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long: có tổng tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 dưới 25%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo dưới 15%).

-  Đường giao thông đạt tiêu chí 2, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 quy định tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới).

- Trường học đạt tiêu chí 5, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới;

- Đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

b)Điều kiện linh hoạt:

- Hệ thống thủy lợi đạt tiêu chí 3, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

- Điện đạt tiêu chí 4, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

- Cơ sở vật chất văn hóa đạt tiêu chí 6.1, 6.3, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

- Đài truyền thanh đạt tiêu chí 8.3, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch đạt tiêu chí 17.1, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

- Có trên 15% đại diện hộ nghèo, cận nghèo trong xã và trên 50% tổng số cán bộ cơ sở đã được tập huấn nâng cao năng lực thuộc Chương trình 135 và các chương trình, dự án, chính sách khác giai đoạn 2016 - 2020.

 

Theo Quyết định, thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 là thôn đạt được một trong ba tiêu chí sau:

1- Thôn của xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới hoặc thôn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

2- Thôn có tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 55% (các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ 30%) đến dưới 65% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 và đạt tối thiểu hai trong ba điều kiện:

- Trục chính đường giao thông thôn hoặc liên thôn được cứng hóa theo tiêu chí nông thôn mới.

- Từ 60% trở lên số phòng học cho lớp mẫu giáo, mầm non được xây dựng kiên cố.

- Có Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3- Thôn có tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo dưới 55% (các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long dưới 30%) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 và đạt tối thiểu một trong ba điều kiện:

- Trục chính đường giao thông thôn hoặc liên thôn được cứng hóa theo tiêu chí nông thôn mới.

- Từ 60% trở lên số phòng học cho lớp mẫu giáo, mầm non được xây dựng kiên cố.

- Có Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

 

  Quyết định có hiệu lực từ ngày 01/3/2019./.

  Xem chi tiết Quyết định  tại đây

 

Văn phòng

Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang thăm và làm việc tại Bắc Giang

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
     Ngày 13 tháng 11 năm 2018  Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang do đồng chí Dương Văn Thành-Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang làm trưởng đoàn đến thăm và làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang.

     Ngày 13 tháng 11 năm 2018  Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang do đồng chí Dương Văn Thành-Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang làm trưởng đoàn đến thăm và làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang. Dự buổi làm việc với đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Hồng Luân - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh và Lãnh đạo các phòng chuyên môn.

 

    Tại buổi làm việc hai bên đã trao đổi, thảo luận kinh nghiệm triển khai và kết quả đạt được trong việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc thuộc phạm vi quản lý; đặc biệt là kinh nghiệm triển khai thực hiện chương trình 135 năm 2018.

 

Hai bên trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện công tác dân tộc

     

     Cùng ngày, đoàn công tác đã đến thăm và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám và thăm quan mô hình kinh tế gà đồi của anh Lăng Văn Liệu, người dân tộc thiểu số tại xã Tiến Thắng huyện Yên Thế./.

 

Thăm và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám

 

Thăm mô hình gà đồi của anh Lăng Văn Liệu, xã Tiến Thắng huyện Yên Thế

Hoàng Cúc

Thăm và tặng quà tết mẹ Việt Nam anh hùng

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, chiều ngày 25/01 đoàn công tác của Ban Dân tộc do đồng chí Nhữ Văn Nam - Phó trưởng Ban làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, chúc tết, tặng quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Chúc ở xã Khám Lạng, huyện Lục Nam được Ban Dân tộc nhận phụng dưỡng.  

Nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, chiều ngày 25/01 đoàn công tác của Ban Dân tộc do đồng chí Nhữ Văn Nam - Phó trưởng Ban làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, chúc tết, tặng quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Chúc ở xã Khám Lạng, huyện Lục Nam được Ban Dân tộc nhận phụng dưỡng.

 

Ảnh: Đoàn công tác thăm hỏi và chúc tết mẹ Việt Nam anh hùng

 

Đồng chí và các thành viên trong đoàn đã ân cần thăm hỏi sức khỏe và  gia đình mẹ Nguyễn Thị Chúc. Đồng chí vui mừng khi biết gia đình Mẹ là Gia đình văn hóa, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những hy sinh mất mát của Mẹ Việt Nam anh hùng, tri ân công lao của anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, đồng thời động viên tinh thần Mẹ, chúc Mẹ một năm mới luôn được khỏe mạnh, là điểm tựa tinh thần cho con cháu.

 

Ảnh: Đồng chí Nhữ Văn Nam - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tặng quà tết Mẹ Việt Nam anh hùng

 

Tại buổi gặp mặt gia đình mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Chúc  bày tỏ lòng cảm kích trước sự quan tâm của Lãnh đạo, cán bộ, công chức Ban Dân tộc tỉnh. Sẽ tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng, kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình để giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa và kinh tế ngày càng phát triển./.

Lê Hoàn

10 Luật có hiệu lực thi hành từ 01/01/2019

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Từ ngày 01/01/2019, 10 Luật có hiệu lực thi hành gồm: Luật An ninh mạng; Luật Tố cáo; Luật Quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung 11 Luật có quy định liên quan đến quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch; Luật Quốc phòng; Luật Lâm nghiệp; Luật Thủy sản; Luật Đo đạc và bản đồ; Luật Thể dục, thể thao.

Từ ngày 01/01/2019, 10 Luật có hiệu lực thi hành gồm: Luật An ninh mạng; Luật Tố cáo; Luật Quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung 11 Luật có quy định liên quan đến quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch; Luật Quốc phòng; Luật Lâm nghiệp; Luật Thủy sản; Luật Đo đạc và bản đồ; Luật Thể dục, thể thao.

Phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng

Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.       

Một trong những nội dung của Luật An ninh mạng nằm ở Chương II quy định về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Nội dung của chương này thể hiện đầy đủ các biện pháp, hoạt động bảo vệ tương xứng với mức độ quan trọng của hệ thống thông tin này. Trong đó, nêu ra tiêu chí xác định, lĩnh vực liên quan, quy định các biện pháp như: thẩm định an ninh mạng, đánh giá điều kiện, kiểm tra, giám sát an ninh mạng và ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Nghiêm cấm làm lộ danh tính của người tố cáo

Với 9 chương, 67 điều, Luật Tố cáo quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo.

Luật quy định nguyên tắc là việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật. Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.

Những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của luật là: Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo; thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo; tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo; làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo; không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo;..

Sắp xếp, phân bổ không gian các hoạt động kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh

Luật Quy hoạch xác định quy hoạch phải là việc sắp xếp, phân bổ không gian các hoạt động kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Luật điều chỉnh chung cho tất cả các loại quy hoạch trên phạm vi cả nước về lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia; trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch.

Với bố cục gồm 6 chương, 59 điều và 3 phụ lục, Luật Quy hoạch có các quy định cụ thể liên quan đến hệ thống quy hoạch và mối liên hệ giữa các loại quy hoạch; nguyên tắc chủ yếu trong hoạt động quy hoạch; nội dung quy hoạch; tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch; thẩm quyền quyết định và phê duyệt quy hoạch; trách nhiệm quản lý nhà nước và thông tin quy hoạch;…

Loại bỏ những giấy phép trái quy luật kinh tế thị trường

Nội dung chủ yếu của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật liên quan đến quy hoạch là bãi bỏ các quy hoạch sản phẩm, như quy hoạch công nghiệp hóa chất, quy hoạch công nghiệp dược,… đang tồn tại. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để loại bỏ những giấy phép trái quy luật kinh tế thị trường và là bước đột phá về thủ tục hành chính trong đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Luật gồm 12 điều, trong đó có 11 điều sửa đổi 11 Luật, bao gồm Luật An toàn thực phẩm, Luật Công chứng, Luật Dược, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Điện lực, Luật Hóa chất, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Trẻ em và 1 điều quy định về hiệu lực thi hành luật.

Bước đột phá khi bãi bỏ quy hoạch sản phẩm, hàng hóa

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ... đang cản trở hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, là bước đột phá về thủ tục hành chính trong đầu tư, sản xuất kinh doanh...

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch gồm 31 điều, trong đó có 30 điều quy định việc sửa đổi 37 luật và 1 điều quy định hiệu lực thi hành. 

Kết hợp quốc phòng với KTXH và KTXH với quốc phòng

Với 7 Chương và 40 điều, Luật Quốc phòng quy định nguyên tắc, chính sách; hoạt động cơ bản về quốc phòng; tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm; lực lượng vũ trang nhân dân; bảo đảm quốc phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức; quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng.

Một trong những điểm đáng chú ý của Luật này là quy định về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng được nêu ở Điều 15. Theo quy định tại điều này, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng là sự gắn kết mọi hoạt động quốc phòng với các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội có sự thống nhất quản lý, điều hành của Nhà nước để góp phần củng cố, tăng cường quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội. Điều 15 của Luật cũng đã nêu rõ các nhiệm vụ kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.

Liên kết theo chuỗi để nâng cao giá trị rừng

Luật Lâm nghiệp quy định cụ thể về nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp; chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp; phân loại rừng; những hành vi bị nghiêm cấm; quy hoạch lâm nghiệp; quản lý rừng; bảo vệ rừng; sử dụng rừng; quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm…

Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp. Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng.

Luật cũng quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật. Đưa chất thải, hoá chất độc hại, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy vào rừng trái quy định, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng. Vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng, phòng, trừ sinh vật gây hại rừng, quản lý các loài ngoại lai xâm hại, dịch vụ môi trường rừng…

Quản lý nhà nước về thủy sản

Luật Thủy sản (sửa đổi) có bố cục gồm 9 chương với 105 điều quy định về hoạt động thủy sản; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản hoặc có liên quan đến hoạt động thủy sản; quản lý nhà nước về thủy sản.

Theo Luật, những hành vi cấm trong hoạt động thủy sản gồm: Hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản. Cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của các loài thủy sản. Lấn, chiếm, gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo tồn biển. Khai thác, nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình và các hoạt động khác ảnh hưởng đến môi trường sống, nguồn lợi thủy sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển. Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác hoạt động trái phép trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển, trừ trường hợp bất khả kháng. Khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định. Sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản…

Luật cũng dành 1 chương (Chương VI) quy định về kiểm ngư, trong đó nêu rõ chức năng của kiểm ngư là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, thực hiện chức năng bảo đảm thực thi pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Luật Đo đạc và bản đồ

Luật Đo đạc và bản đồ quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản; hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành; chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ; công trình hạ tầng đo đạc; thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ; quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ. Luật Đo đạc và bản đồ gồm 9 chương và 61 điều.

Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao

Luật Thể dục, thể thao khuyến khích, thúc đẩy xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; sửa đổi tên gọi của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thể dục thể thao để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Luật bổ sung quy định về chính sách ưu đãi khi các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng, khai thác công trình thể thao phục vụ hoạt động thể thao quần chúng; chính sách miễn, giảm giá vé, giá sử dụng dịch vụ luyện tập thể dục thể thao tại các cơ sở thể thao theo quy định của Chính phủ cho trẻ em, học sinh, sinh viên, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

(Baochinhphu.vn)

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2019

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
(Chinhphu.vn) - Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019; quy định mới về thi tuyển công chức; thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 9 địa phương;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2019.

(Chinhphu.vn) - Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019; quy định mới về thi tuyển công chức; thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 9 địa phương;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2019.

Ảnh minh họa

Doanh nghiệp phải công khai việc đóng BHXH, BHYT

Nghị định 149/2018/NĐ-CP, ngày 07/11/2018, của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc có hiệu lực từ 01/01/2019. Nghị định này quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (người sử dụng lao động).

Trong đó, nội dung người sử dụng lao động phải công khai gồm: Tình hình thực hiện nhiệm vụ, sản xuất, kinh doanh; nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể khác mà doanh nghiệp tham gia; nghị quyết Hội nghị người lao động; việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có); việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019

Theo Nghị định số 157/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018, của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2019 như sau: Vùng I: 4.180.000 đồng/tháng; vùng II: 3.710.000 đồng/tháng; vùng III: 3.250.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.920.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương năm 2018 khoảng 160.000-200.000 đồng/tháng.

Điều kiện thành lập tổ chức hành chính

Theo Nghị định 158/2018/NĐ-CP, ngày 22/11/2018, của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính có hiệu lực từ 10/01/2019, tổ chức hành chính được thành lập khi đáp ứng đủ 5 điều kiện:

1- Có cơ sở pháp lý.

2- Đáp ứng các tiêu chí thành lập theo quy định của pháp luật.

3- Có phạm vi, đối tượng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực hoặc lĩnh vực quản lý nội bộ của tổ chức hành chính.

4- Có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức hành chính khác.

5- Loại hình và quy mô tổ chức hành chính được thành lập phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.

Phải đánh giá tác động môi trường các dự án nạo vét trong vùng nước cảng biển

Nghị định 159/2018/NĐ-CP, ngày 28/11/2018, của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa có hiệu lực từ 11/01/2019.

Nghị định quy định rõ, các dự án nạo vét cơ bản trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa phải được đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Đối với các dự án, công trình nạo vét duy tu với khối lượng thực hiện hàng năm có tính quy luật, việc đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện theo thời hạn từng năm hoặc theo chu kỳ đến 05 năm.

Phân cấp trách nhiệm ứng phó rủi ro thiên tai theo 5 cấp

Nghị định số 160/2018/NĐ-CP, ngày 29/11/2018, của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai có hiệu lực từ 01/01/2019.

Nghị định quy định, rủi ro thiên tai được phân thành 5 cấp tăng dần về mức độ rủi ro, bao gồm: Cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5 (tình trạng khẩn cấp về thiên tai); đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc ứng phó rủi ro thiên tai theo từng cấp.

Quy định mới về thi tuyển công chức

Có hiệu lực từ 15/01/2019, Nghị định 161/2018/NĐ-CP, ngày 29/11/2018, của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Trong đó, sửa đổi, bổ sung Điều 8 (các môn thi và hình thức thi), Điều 9 (điều kiện miễn thi một số môn) và Điều 10 (cách tính điểm) thành Điều 8 (nội dung, hình thức và thời gian thi tuyển công chức).

Cụ thể, thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi: Thi trắc nghiệm; thi môn nghiệp vụ chuyên ngành.

Đe dọa, lăng mạ nhân viên hàng không sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng

Theo nghị định 162/2018/NĐ-CP, ngày 30/11/2018, của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng có hiệu lực từ 15/1/2019, hành vi đe dọa, lăng mạ nhân viên hàng không, hành khách trên tàu bay sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng./.

Thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại 9 địa phương

Theo Quyết định 47/2018/QĐ-TTg ngày 26/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 10/01/2019 thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố của 9 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai.

Giảm một số mức thu phí an toàn vệ sinh thực phẩm

Theo Thông tư 117/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 279/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2019, giảm một số mức thu phí an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó, phí thẩm định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy, cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu khi đánh giá lần đầu, đánh giá mở rộng được giảm từ mức 32 triệu đồng/lần/đơn vị xuống mức 28,5 triệu đồng; trường hợp đánh giá lại thì phí giảm từ 22,5 triệu đồng xuống còn 20,5 triệu đồng.

Hướng dẫn chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

Thông tư 04/2018/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/01/2019.

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng quân nhân trong QĐND

Thông tư số 165/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2019. Theo đó, Hội đồng quân nhân là tổ chức đại diện cho quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng; được thành lập ở cơ quan, đơn vị; do đại hội quân nhân bầu ra để thực hiện phát huy dân chủ về quân sự - chuyên môn, chính trị, kinh tế - đời sống ở cơ quan, đơn vị.

Hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa

 

Có hiệu lực từ 06/01/2019, Thông tư 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, trong đó quy định về Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp Bộ, cấp tỉnh.

Nguồn: Baochinhphu.vn

Kết quả thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh năm 2018

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
    Thực hiện Quyết định số 144/QĐ-UBND ngày 25/01/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc giao nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 cho các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, người đứng đầu Sở, cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; người đứng đầu một số cơ quan Trung ương trên địa bàn và Chủ tịch UBND huyện, thành phố; Quyết định số 272/QĐ-UBND ngày 27/02/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chấp thuận nhiệm vụ trọng tâm của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh.Trong năm 2018 Trưởng Ban Dân tộc đã thực hiện h

    Thực hiện Quyết định số 144/QĐ-UBND ngày 25/01/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc giao nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 cho các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, người đứng đầu Sở, cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; người đứng đầu một số cơ quan Trung ương trên địa bàn và Chủ tịch UBND huyện, thành phố; Quyết định số 272/QĐ-UBND ngày 27/02/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chấp thuận nhiệm vụ trọng tâm của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh.Trong năm 2018 Trưởng Ban Dân tộc đã thực hiện hoàn thành 10 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có 05 nhiệm vụ chung ,02 nhiệm vụ riêng và 03 nhiệm vụ Chủ tịch UBND tỉnh giao.

    Với tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệmcùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh đã chỉ đạo,tổ chức thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra trong năm 2018 với những kết quả nổi bật:

    Đối với 02 nhiệm vụ riêng, Trưởng Ban đã tập trung chỉ đạo, thực hiện đạt hiệu quả 06 chỉ tiêu, trên 02 lĩnh vực lớn: Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Hội nghị “Dân vận khéo”; Tổ chức lựa chọn điển hình có thành tích trong phong trào Dân vận khéo ở Huyện, xã; Tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình "Dân vận khéo" trong đồng bào dân tộc thiểu số; Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Biên tập tài liệu tuyên truyền phù hợp với trình độ nhận thức của đồng bào; Tổ chức 08 Hội nghị tuyên truyền ,vận động tại các nơi đang có tranh chấp, các điểm phức tạp vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt mức kế hoạch đề ra về thời gian, điển hình như:Tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình "Dân vận khéo" trong đồng bào dân tộc thiểu số theo đăng ký hoàn thành vào 31 tháng 12 tuy nhiên Trưởng Ban Dân tộc tỉnh chỉ đạo hoàn thành chỉ tiêu này vào tháng 10, vượt kế hoạch 02 tháng.

    Đối với 05 nhiệm vụ chung Trưởng Ban dân tộc đã chỉ đạo, thực hiện đạt hiệu quả 17/17chỉ tiêu trong nhiệm vụ chung, tập trung chỉ đạo thực hiện một số chỉ tiêu quan trọng như: Thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác dân tộc; Ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc thuộc phạm vi quản lý; Quản lý, sử dụng biên chế hiệu quả; bố trí, sử dụng công chức theo đúng Đề án vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức đã được phê duyệt; Thực hiện đầy đủ, đúng quy định công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ công chức;Thực hiện nghiêm công tác khen thưởng, kỷ luật và các chế độ đối với công chức theo quy định của Pháp luật;Tiếp tục thực hiện tốt công tác kiện toàn bộ máy, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Phòng Dân tộc huyện và công chức làm công tác dân tộc ở cấp xã;Thực hiện đầy đủ, đúng quy định việc xây dựng chương trình, kế hoạch, kiểm soát và xây dựng các báo cáo về công tác cải cách thủ tục hành chính; Triển khai thực hiện công tác một cửa và một của liên thông tại Ban Dân tộc tỉnh;Quản lý, vận hành có hiệu quả Trang thông tin điện tử, công tác công nghệ thông tin; công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO tại cơ quan; Thực hiện đầy đủ và đúng quy định về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;  Quản lý, sử dụng nguồn tài chính, tài sản công hiệu quả, đúng quy định của Pháp luật.

    Đổi với nhiệm vụ được Chủ tịch UBND tỉnh giao Trưởng Ban Dân tộc tỉnh đã tập trung chỉ đạo hoàn thành tốt và được đánh giá cao các nhiệm vụ: (1)Tập trung nắm chắc tình hình an ninh chính trị, trật tự ATXH, đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc; kịp thời tham mưu giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp đất lâm nghiệp ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế:Trưởng Ban Dân tộc đã chỉ đạo ban hành Kế hoạch số 61/KH-BDT ngày 01/3/2018 về việc thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch UBND tỉnh giao. Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo phòng dân tộc các huyện thực hiện; Tổ chức 40 cuộc nắm tình hình tại các xã thôn, bản đang có diễn biến phức tạp về tranh chấp, khiếu kiện; tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động cá biệt đối với người có uy tín và 08 hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật và chính sách dân tộc tại các điểm đang có tranh chấp khiếu kiện phức tạp tại các điểm đang có tranh chấp khiếu kiện phức tạp. (2)Chỉ đạo triển khai cơ chế đặc thù đối với 100% dự án có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ thuộc Chương trình 135: Trưởng Ban Dân tộc tỉnh đã chỉ đạo phòng chuyên môn ban hành các văn bản triển khai đến các huyện, các xã là có đối tượng thụ hưởng Chương trình 135. Tiến hành Tổ chức 31 lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng thực hiện gói thầu giao cho cộng đồng thi công theo cơ chế đặc thù cho gần 1700 lượt cán bộ xã, thôn bản.Đến nay đã có 77/77 công trình khởi công mới (100%) công trình thuộc loại danh mục theo Quyết định 385/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2017 của UBND tỉnh, có tổng mức đầu tư đến 3 tỷ đồng đã áp dụng cơ chế đặc thù giao cộng đồng dân cư, tổ nhóm thợ, cá nhân tự thực hiện xây dựng.(3)Đánh giá thực trạng vùng đồng bào dân tộc miền núi của tỉnh; tổng kết Nghị quyết 34/2015/NQQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh; qua đó đề xuất chủ trương, giải pháp thực hiện trong thời gian tới: Về việc đánh giá thực trạng vùng đồng bào dân tộc miền núi của tỉnhTrưởng Ban Dân đã chỉ đạo phòng chuyên môn chủ động xây dựng đề cương báo cáo thực trạng kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đến năm 2025; ban hành nhiều văn bản phối hợp với các sở, ngành trong xây dựng báo cáo, tăng cường đi cơ sở, xin ý kiến của 23 cơ quan, đơn vị để đánh giá thực trạng, bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnhvà trình Ban cán sự Đảng UBND tỉnh theo đúng quy định. Ngày 26/4/2018, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh có báo cáo số 44/BC-BCS trình hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực trạng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp phát triển bền vững đến năm 2025; Về việcTổng kết Nghị quyết 34/2015/NQQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh; qua đó đề xuất chủ trương, giải pháp thực hiện trong thời gian tới.Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh,Trưởng Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 465/KH-UBND ngày 07/02/2018, về việc tổng kết 03 năm (2016 - 2018) thực hiện Nghị quyết số 34/2015/NQ- HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII. Phối hợp với các ngành, các huyện liên quan tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết. Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết đã được Ban Dân tộc phối hợp với các sở, ngành, các huyện liên quan triển khai thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại kỳ họp tháng 7/2018.

    Với những kết quả đạt được trong thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 của Trưởng Ban Dân tộc, chúng ta tin tưởng rằng trong năm tiếp theo với trách nhiệm, sự nỗ lực, tìm tòi, phát huy các sáng kiến mới trong thực hiện nhiệm vụ,các nhiệm vụ trọng tâm sẽ được Trưởng Ban Dân tộc tỉnh chỉ đạo thực hiện thắng lợi góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi đồng thời thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của cơ quan./.

Văn phòng

Lập Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ảnh tư liệu

Ảnh tư liệu

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II năm 2020 với Trưởng ban là Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình.

Phó Trưởng ban gồm: Ông Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (Thường trực); ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; bà Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ - Trưởng Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương.

Thành viên Ban Chỉ đạo gồm: Ông Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ông Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính; bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an; ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; ông Trần Thành Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; bà Hoàng Thị Hạnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; ông Lê Hiền Vân, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngoài ra, mời đại diện lãnh đạo một số các cơ quan tham gia Ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số các cấp; chỉ đạo việc lập kế hoạch và triển khai tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II năm 2020.

Trưởng Ban Chỉ đạo thành lập Ban Tổ chức Đại hội toàn quốc; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo để chỉ đạo thực hiện Đề án tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ III năm 2019 và Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II năm 2020 đã được phê duyệt.

Ban Chỉ đạo tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Ủy ban Dân tộc là cơ quan Thường trực giúp Ban Chỉ đạo, có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ III năm 2019; theo dõi, tổng hợp kết quả tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ III năm 2019 để báo cáo Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II năm 2020; chủ trì xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II năm 2020; thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Đại hội toàn quốc phân công.

(baochinhphu.vn)

Phát huy vai trò người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
      Ngày 8-1, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số .  

      Ngày 8-1, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số .

 

     Tham dự Hội nghị có đồng chí Hoàng Thị Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội;Đồng chí Lê Thị Thu Hồng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đồng chí Lê Ánh Dương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đồng chí  Hà Thị Lan - ĐBQH tỉnh Bắc Giang; Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh cùng  55 người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.

Quang cảnh Hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc (Ảnh Nguyên Phúc)

      Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh đồng chí Hà Thị Lan đã thông tin một số nội dung, kết quả tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV; kết quả 3 năm thực hiện chính sách xã hội đối với vùng DTTS.

 

     Cũng tại Hội nghị, đồng chí Lê Ánh Dương thông tin tình hình phát triển KT-XH của tỉnh năm vừa qua; tình hình vùng dân tộc, chính sách phát triển vùng DTTS. Theo đồng chí Lê Ánh Dương, toàn tỉnh có 188 xã vùng DTTS và miền núi, chiếm 72% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó có 70 xã có người DTTS; có 7 DTTS chính với khoảng 240 nghìn người. Những năm gần đây, bà con vùng DTTS đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất; hình thành nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao. Cơ sở hạ tầng ngày một khang trang; toàn bộ thôn, bản có điện lưới quốc gia; chất lượng giáo dục, y tế nâng cao. Bên cạnh những chính sách của Trung ương, UBND tỉnh cũng có những cơ chế riêng cho 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn… Nhờ đó, chất lượng cuộc sống vùng đồng bào DTTS được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3-4%/năm. 

 

      Trao đổi tại cuộc gặp gỡ, các đại biểu người uy tín bày tỏ phấn khởi trước những thông tin kết quả của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, tình hình phát triển KT-XH của tỉnh; đồng thời đề xuất nhiều nội dung tập trung vào lĩnh vực đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông, thủy lợi, văn hóa, giáo dục; các chính sách hỗ trợ cho người có uy tín; chế độ tuyển chọn cán bộ, công chức sinh sống và làm việc tại vùng DTTS. 

 

     Ông Nguyễn Văn An, người uy tín xã Giáp Sơn (Lục Ngạn) phản ánh, thế hệ trẻ người DTTS không mặn mà với tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nên đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 

 

     Ông Đỗ Mạnh Hải, người uy tín của xã Hồng Kỳ (Yên Thế) chia sẻ: “So với mặt bằng chung, đời sống của người DTTS còn nhiều khó khăn; còn biểu hiện chưa chịu khó làm kinh tế; sản xuất thụ động; trình độ kỹ thuật hạn chế. Do đó Đảng, Nhà nước cần tăng cường đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, hướng dẫn, tập huấn cho bà con”.

 

    Tiếp thu các ý kiến, bà Hoàng Thị Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội ghi nhận kết quả vùng DTTS trong tỉnh đạt được trong thời gian qua. Đồng thời đánh giá cao vai trò to lớncủa Người có uy tín  trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia phát triển KT-XH, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tham gia bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc. 

 

     Bà Hoàng Thị Hoa cũng cho biếtviệc thựchiện các cơ chế, chính sách về vùng DTTS vẫn còn chồng chéo nên khi thực hiện khó tránh khỏi vấn đề không đồng bộ. Do vậy, để tiếp tục phát huy kết quả đạt được; các cấp ủy đảng tiếp tục tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật mới của Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS. Phát huy hơn nữavai trò người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Bà con DTTS trong tỉnh giữ gìn tốt bản sắc văn hóa, phong tục, truyền thống, tích cực lao động, sản xuất, xóa đói giảm nghèo và làm giàu.

Người có uy tín nhận quà tại Hội nghị (Ảnh Nguyên Phúc)

       Nhân dịp này, 55 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS được tặng quà Tết.

       Một số hình ảnh tại Hội nghị

Văn phòng

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2018

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
 Thêm đối tượng được miễn học phí; quy định mới về mức đóng bảo hiểm y tế; điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ nghỉ hưu từ 2018-2021; chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2018.

 Thêm đối tượng được miễn học phí; quy định mới về mức đóng bảo hiểm y tế; điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ nghỉ hưu từ 2018-2021; chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2018.

Ảnh minh họa

Quy định mới về điều kiện kinh doanh đào tạo lái xe ô tô

Có hiệu lực từ 01/12/2018, Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Trong đó, Nghị định 138/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định về điều kiện kinh doanh, cấp và thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô.

BHXH bắt buộc đối với người lao động nước ngoài

Nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/12/2018.

Thêm đối tượng được miễn học phí

Có hiệu lực từ ngày 01/12/2018, Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.

Theo Nghị định này, bổ sung thêm đối tượng được miễn học phí là: Trẻ em học lớp mẫu giáo 5 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có cha mẹ hoặc có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền.

Quy định mới về mức đóng bảo hiểm y tế

Có hiệu lực từ ngày 01/12/2018, Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế, trong đó quy định mức đóng bảo hiểm y tế.

Đơn giản hóa điều kiện kinh doanh lĩnh vực thông tin và truyền thông

Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông có hiệu lực từ ngày 24/12/2018.

Chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao

Nghị định 152/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu có hiệu lực từ 24/12/2018.

Nghị định này quy định rõ về tiền lương; tiền hỗ trợ tập huấn, thi đấu; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo hiểm khi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài và tiền thưởng theo thành tích thi đấu đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu.

Điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ nghỉ hưu từ 2018-2021

Có hiệu lực từ ngày 24/12/2018, Nghị định 153/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng.

Tăng cường, mở rộng hình thức họp trực tuyến

Có hiệu lực từ 25/12/2018, quyết định 45/2018/QĐ-TTg ngày 09/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước. Trong đó, để nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc họp và thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong tổ chức họp, thủ trưởng cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước có trách nhiệm triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Việc thu thập, trao đổi, phối hợp xử lý thông tin chủ yếu thực hiện trên môi trường mạng. Tăng cường và mở rộng hình thức họp trực tuyến.

Tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất một số phế liệu

Theo Thông tư số 41/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2018 đến hết ngày 31/12/2019, danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu ban hành kèm theo thông tư này gồm một số mã hàng như mã hàng 2520 là thạch cao; thạch cao khan; thạch cao plaster đã hoặc chưa nhuộm màu, có hoặc không thêm một lượng nhỏ chất xúc tác hay chất ức chế.

Bên cạnh đó còn có mã hàng 2618 là xỉ hạt từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép; mã hàng 2619 là xỉ, xỉ luyện kim, vụn xỉ và các phế thải khác từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép.

Mã hàng 2620 là xỉ, tro hoặc cặn, có chứa kim loại, arsen hoặc các hợp chất của chúng và mã hàng 3818 là các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng hoặc các dạng tương tự, các hợp chất hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử cũng nằm trong danh mục này...

Mức giá cước tối đa dịch vụ bưu chính phổ cập

Từ ngày 01/12/2018, mức giá cước tối đa dịch vụ bưu chính phổ cập được áp dụng theo Thông tư 12/2018/TT-BTTTT ngày 15/10/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Theo đó, mức giá cước tối đa dịch vụ thư cơ bản (gồm cả bưu thiếp) trong nước cho lần lượt các nấc khối lượng đến 20g; trên 20g đến 100g; trên 100g đến 250g là 4.000 đồng; 6.000 đồng; 8.000 đồng. Mỗi 250g tiếp theo đến 2000g là 2.000 đồng.

Mức giá cước tối đa cho dịch vụ thư cơ bản từ Việt Nam đi các nước dao động từ 15.000 đồng - 136.000 đồng ở nấc khối lượng từ 20g -2000g tùy thuộc vào quốc gia và vùng lãnh thổ…

(Nguồn Chinhphu.vn)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương kiểm tra công tác giảm nghèo tại huyện Sơn Động

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 29/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương kiểm tra kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, các chính sách đặc thù hỗ trợ cho thôn bản đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 34/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; kết quả thực hiện phong trào giảm nghèo; tiến độ rà soát, thống kê hộ

Ngày 29/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương kiểm tra kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, các chính sách đặc thù hỗ trợ cho thôn bản đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 34/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; kết quả thực hiện phong trào giảm nghèo; tiến độ rà soát, thống kê hộ nghèo năm 2018.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương kiểm tra thực tế dự án hỗ trợ trồng nghệ vàng tại xã Vĩnh Khương

Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban Dân tộc tỉnh và UBND huyện Sơn Động.

Đoàn kiểm tra đã trực tiếp thị sát một số mô hình giảm nghèo như: Mô hình hỗ trợ gà giống và trồng bưởi Tân Lạc tại xã An Lạc; hỗ trợ gà giống, trồng nghệ vàng tại xã Vĩnh Khương.

Theo báo cáo của UBND huyện Sơn Động, năm 2018, tổng nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện là hơn 912,6 tỷ đồng (trong đó kinh phí hỗ trợ và đầu tư thực hiện các dự án chính sách hơn 136 tỷ đồng; hỗ trợ tín dụng hơn 776,5 tỷ đồng). Chương trình MTQG năm 2018 được thực hiện đồng bộ giữa các lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, chăm sóc sức khỏe, miễn giảm học phí, hỗ trợ nhà ở, tiền điện. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương trao đổi với hộ dân được hỗ trợ 80 cây bưởi giống Tân Lạc tại xã An Lập, huyện Sơn Động

Chương trình MTQG năm 2018 cơ bản đã mang lại hiệu quả tích cực về KT- XH, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; góp phần thay đổi chất lượng cuộc sống và bộ mặt nông thôn, hiện đại hóa nông thôn. Đến nay, UBND huyện Sơn Động hoàn thành rà soát hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều. Kết quả, toàn huyện có hơn 7,1 nghìn hộ nghèo, chiếm 35,6%, giảm 5,6% so với tỷ lệ hộ nghèo năm 2017. Quá trình thực hiện chương trình đã huy động được cả hệ thống chính trị tham gia với ý thức, trách nhiệm cao; nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân, cộng đồng. 

 

Tại buổi làm việc, các đại biểu thảo luận chỉ rõ những khó khăn, hạn chế khi thực hiện các chương trình, dự án, như: Tiến độ giải ngân một số dự án còn chậm, kết quả giảm nghèo ở một số địa phương chưa vững chắc, chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp. Cơ chế lồng ghép nguồn vốn còn nhiều bất cập, đầu tư dàn trải, phân tán, khó quản lý. Nhận thức một số bộ phận người dân còn trông chờ ỷ lại, chưa chịu học hỏi khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Do các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao đều nằm ở vùng núi, địa hình chia cắt, diện tích tự nhiên rộng, nhưng diện tích đất canh tác ít; biến đổi khí hậu thời tiết khắc nghiệt làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người dân,...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương phát biểu tại buổi làm việc

 Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương đánh giá cao sự cố gắng của UBND huyện Sơn Động trong thực hiện các dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; một số mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất giảm nghèo bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực với người dân. Đồng chí đề nghị, huyện tập trung triển khai sớm kế hoạch năm 2019, nghiên cứu cơ chế lồng ghép với các chương trình; tháo gỡ vướng mắc trong các dự án chính sách giảm nghèo đặc thù; quan tâm tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, chú trọng sự liên kết trong sản xuất để tạo tính ổn định, bền vững. 

 

Đồng chí Lê Ánh Dương đặc biệt lưu ý huyện cần tạo điều kiện cho nhân dân thôn Luông, xã Vĩnh Khương có nguồn nước để sản xuất, kinh doanh. Huyện sử dụng nguồn vốn hỗ trợ về giảm nghèo trên cơ sở bám sát các quy định, thủ tục của Trung ương và tỉnh; cần đánh giá hiệu quả các mô hình để có định hướng, nhân rộng trong địa phương./.

(Nguồn Bacgiang.gov.vn)

Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 08/11/2018 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1497/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Ngày 08/11/2018 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1497/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Theo Quyết định, Đến năm 2025, 100% cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng cổng/trang thông tin điện tử và mạng xã hội để thực hiện tuyên truyền, phổ biến cung cấp thông tin, tiếp nhận và phản hồi ý kiến của người dân về việc thực hiện quả lý nhà nước của ngành, địa phương.

 

Mục tiêu đề ra đến năm 2025, 100% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được tiếp cận báo in hoặc báo điện tử phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu; giảm tỷ lệ mất cân đối trong thụ hưởng các sản phẩm báo chí giữa khu vực thành phố, thị xã và các vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, đạt mức 60%/40%; tăng số lượng tạp chí khoa học; 80% cơ quan báo chí hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ, phù hợp với sự phát triển khoa học, công nghệ trên thế giới...

 

Đối với báo nói, báo hình, Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2025, 70% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương; 100% dân số các vùng còn lại được nghe, xem các chương trình này. Tăng thời lượng phát sóng của các chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương; các kênh Trung ương bảo đảm phát sóng 24 giờ/ngày.

 

Đối với loại hình thông tin điện tử, đến năm 2025, 100% cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng cổng/trang thông tin điện tử và mạng xã hội để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin, tiếp nhận và phản hồi ý kiến của người dân về việc thực hiện quản lý nhà nước của ngành, của địa phương. Phấn đấu đến năm 2025, 100% các trang tin điện tử cung cấp dịch vụ hành chính công trên mạng Internet đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, nội dung thông tin, xác thực người dùng...

 

Để hiện thực hóa các mục tiêu, Chiến lược đề ra các nhóm giải pháp trọng tâm về cơ chế chính sách, tài chính, nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh nhóm giải pháp về khoa học công nghệ, tập trung đẩy mạnh việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến đáp ứng nhu cầu của cơ quan, tổ chức và người dân theo Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong cơ quan nhà nước. Tiếp tục chuẩn hóa hệ thống thông tin các cơ quan chức năng, đảm bảo thông tin nhanh nhạy, thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các loại hình thông tin theo xu hướng chung của thế giới; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về công tác thông tin, quản lý thông tin, đặc biệt là thông tin điện tử. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao CNTT phục vụ phát triển thông tin trên mạng; từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ xuất bản để phát triển xuất bản phẩm điện tử, chuyển đổi phương thức phát hành từ phát hành truyền thống sang phát hành điện tử.

 

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 08/11/2018

Xem chi tiết Quyết định tại đây./.

Chu Trang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương tặng quà Tết hộ nghèo huyện Lục Ngạn

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
       Ngày 15-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương đến thăm, tặng quà Tết cho hộ nghèo xã Tân Sơn và Kiên Lao (Lục Ngạn). Cùng đi có đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, Sở Xây dựng, UBND huyện Lục Ngạn, Bộ tư lệnh Quân đoàn 2, Công ty cổ phần VINAHAN (TP Bắc Giang).  

       Ngày 15-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương đến thăm, tặng quà Tết cho hộ nghèo xã Tân Sơn và Kiên Lao (Lục Ngạn). Cùng đi có đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, Sở Xây dựng, UBND huyện Lục Ngạn, Bộ tư lệnh Quân đoàn 2, Công ty cổ phần VINAHAN (TP Bắc Giang).

 

Ảnh: Phó Chủ tịch Lê Ánh Dương thăm và tặng quà cho hộ nghèo  thôn Bắc Hoa, xã Tân Sơn 

    Ảnh: Phó Chủ tịch Lê Ánh Dương thăm và tặng quà hộ nghèo thôn Bắc Hoa, xã Tân Sơn

 

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương đến thăm và trao trực tiếp 208 suất quà Tết cho hộ nghèo tại thôn Khuôn Kén, Bắc Hoa, Đồng Dau, xã Tân Sơn; 26 suất cho hộ nghèo tại thôn Khuôn Thần, xã Kiên Lao. Đây là 4 thôn nằm trong 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo cao, đường giao thông còn khó khăn, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi suất quà trị giá 500 nghìn đồng do cán bộ, công nhân viên Ban Dân tộc tỉnh, Sở Xây dựng, Bộ tư lệnh Quân đoàn 2, VNPT Bắc Giang, Bộ CHQS tỉnh, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Bắc Giang, Công ty cổ phần VINAHAN quyên góp tài trợ. 

 

Ảnh: Phó Chủ tịch Lê Ánh Dương  tặng quà cho nhân dân thôn Khuôn Kén, xã Tân Sơn

 

     Tại các nơi đến thăm, đồng chí Lê Ánh Dương chúc các gia đình đón Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019 đầm ấm, vui tươi, đồng thời động viên bà con đoàn kết, tích cực lao động, sản xuất vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Đồng chí cũng đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng hướng dẫn bà con phát triển kinh tế, chăm lo đời sống cho người nghèo, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn nhất là trong dịp trước, trong và sau tết.

 

Ảnh: Phó Chủ tịch Lê Ánh Dương thăm và tặng quá Người có uy tín xã Tân Sơn huyện Lục Ngạn

 

     Cùng ngày, đồng chí Lê Ánh Dương tới thăm, chúc Tết và tặng quà 2 gia đình người có công với cách mạng, đó là gia đình thương binh Lý Văn Chóng, thôn Ao Keo và gia đình vợ liệt sĩ là bà Lâm Thị Định, thôn Họ, xã Kiên Lao. Nhân dịp này, đồng chí thăm hỏi, chúc Tết, tặng quà cho 4 người có uy tín và 2 hộ Dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại xã Tân Sơn và Kiên Lao.

Nguyên Phúc

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm và làm việc các thôn đặc biệt khó khăn nhất tỉnh

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 15/11/2018 đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã đến thăm 4 Đồng Mậm, Cổ Vài, xã Sơn Hải và thôn Suối Chạc, Rì, xã Phong Vân huyện Lục Ngạn, đây là các thôn đặc biệt khó khăn nhất tỉnh giai đoạn 2016-2018. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Hồng Luân, Trưởng Ban Dân tộc, Lãnh đạo UBND huyện Lục Ngạn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi

Ngày 15/11/2018 đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã đến thăm 4 Đồng Mậm, Cổ Vài, xã Sơn Hải và thôn Suối Chạc, Rì, xã Phong Vân huyện Lục Ngạn, đây là các thôn đặc biệt khó khăn nhất tỉnh giai đoạn 2016-2018. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Hồng Luân, Trưởng Ban Dân tộc, Lãnh đạo UBND huyện Lục Ngạn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Giang.

 

Tại các thôn đến thăm, đồng chí Lê Ánh Dương nghe đại diện lãnh đạo các thôn báo cáo tình hình sản xuất và an ninh trật tự của người dân. Được biết người dân ở các thôn đến thăm đã tập trung phát triển trồng trọt, chăn nuôi song các mô hình còn nhỏ lẻ, đặc biệt việc tiếp cận nguồn vốn vay còn hạn chế như thôn Suối Chạc xã Phong Vân.

 

Khảo sát tình hình thực tế

 

Qua nghe báo cáo và kiểm tra thực tế, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh động viên đội ngũ lãnh đạo các thôn tiếp phát huy tinh thần tự lực, tự cường, vận động bà con đoàn kết, giúp đỡ nhau để cùng phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Đồng chí nhấn mạnh, thời gian tới tỉnh tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất về cơ chế chính sách, hỗ trợ xây dựng hạ tầng ở vùng đặc biệt khó khăn; đồng thời đề nghị UBND huyện Lục Ngạn xem xét lựa chọn mô hình trọng tâm, ưu tiên kinh phí hỗ trợ cho các thôn xây dựng mô hình phát triển sản xuất. 

 

Đồng chí Lê Ánh Dương gợi mở, ở thôn Đồng Mậm, với lợi thế đất vườn đồi, mặt nước hồ Cấm Sơn rộng, huyện có thể hỗ trợ bà con nuôi cá lồng theo hướng hàng hóa kết hợp hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc. Tại thôn Cổ Vài, đồng chí đề nghị UBND huyện, xã Sơn Hải làm tốt công tác huy động sức dân để cứng hóa đường giao thông nông thôn bằng nguồn hỗ trợ xi măng của tỉnh nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại. 

 

Thay mặt UBND tỉnh, đồng chí Lê Ánh Dương tặng quà cho các thôn và người có uy tín

 

Đồng chí nhấn mạnh, hiện nay thôn Suối Chạc có tỷ lệ hộ nghèo rất cao, số hộ đang ở nhà xuống cấp còn nhiều, vì vậy trước mắt để người dân ổn định đời sống, các cấp, ngành chức năng của huyện cần rà soát, huy động nhiều nguồn lực giúp người dân cải thiện nhà ở.

 

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng mong muốn nhân dân thôn Rì tiếp tục tập trung lao động sản xuất, phát huy lợi thế về nhân lực, cải tạo vườn đồi, tích cực đưa cây ăn quả giống mới vào sản xuất kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, tạo nguồn cung hàng hóa.  

 

Đồng chí Lê Ánh Dương tặng quà cho các cháu học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Sơn Hải 

 

Nhân dịp này, thay mặt UBND tỉnh, đồng chí Lê Ánh Dương tặng quà cho các thôn và người có uy tín; tặng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Sơn Hải 30 suất quà cho học sinh, trị giá mỗi suất 300 nghìn đồng và tặng 1 suất quà cho Trường Mầm non xã Sơn Hải.

 

Nguyên Phúc

Chỉ thị nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 30/10/2018 Thủ tướng Chính phủ  ban hành Chỉ thị số 30/CT-TTg về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính  tại các bộ, ngành, địa phương.  

Ngày 30/10/2018 Thủ tướng Chính phủ  ban hành Chỉ thị số 30/CT-TTg về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính  tại các bộ, ngành, địa phương.

 

Theo Chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và người đứng đầu các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách TTHC, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử trong phạm vi bộ, ngành, địa phương mình.

 

Khẩn trương ban hành kế hoạch triển khai Nghị định số 61/2018/NÐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 985/QÐ-TTg ngày 08/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Bố trí trụ sở, trang thiết bị của Bộ phận Một cửa các cấp bảo đảm sự thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC; chuyển giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông từ Sở Nội vụ sang Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đúng quy định tại Nghị định số 92/2017/NĐ-CP.

 

Chấn chỉnh việc giải quyết TTHC tại cơ quan, đơn vị mình, hạn chế tối đa việc người dân, doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra giải quyết TTHC, khắc phục tình trạng thiếu công khai, minh bạch thông tin về TTHC. Nghiêm túc xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định TTHC; khắc phục tình trạng quá hạn trong giải quyết TTHC; thực hiện nghiêm việc xin lỗi cá nhân, tổ chức khi xảy ra tình trạng chậm, muộn trong giải quyết TTHC.

 

Triển khai đánh giá việc giải quyết TTHC và đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với việc giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa các cấp bảo đảm thực chất, tránh hình thức.

 

Các bộ, cơ quan ngang bộ kịp thời cập nhật các TTHC thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC để UBND các tỉnh, thành phố có cơ sở công bố danh mục, niêm yết công khai TTHC thực hiện trên địa bàn tỉnh, thành phố; tổ chức kết nối tích hợp hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công do bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng với hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công của địa phương.

 

Xem chi tiết Chỉ thị tại đây./.

VP

Hít phải khói thuốc lá, nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có 600.000 ca tử vong do hút thuốc thụ động. Trong đó, 64% số người tử vong do hút thuốc thụ động là nữ, khói thuốc lá không những ảnh hưởng đến người hút mà còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh, khiến những người tuy không hút thuốc thường xuyên nhưng hít phải khói thuốc cũng sẽ mắc các bệnh như người hút thuốc.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có 600.000 ca tử vong do hút thuốc thụ động. Trong đó, 64% số người tử vong do hút thuốc thụ động là nữ, khói thuốc lá không những ảnh hưởng đến người hút mà còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh, khiến những người tuy không hút thuốc thường xuyên nhưng hít phải khói thuốc cũng sẽ mắc các bệnh như người hút thuốc. Kết quả nghiên cứu của WHO chỉ ra: khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy chứa nhiều chất độc cao gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra. Lượng khói thuốc mà người hút thuốc thải ra không khí xung quanh gấp 5 lần lượng khói hít vào. Người không hút thuốc lá nhưng làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điếu thuốc/ngày.

 

Gây nên các bệnh tim mạch. Phơi nhiễm khói thuốc thụ động gây ra những ảnh hưởng tức thời đến hệ thống tim mạch và có thể gây ra bệnh động mạch vành và đột quỵ. Người không hút thuốc tiếp xúc với khói thuốc ở nhà hoặc tại công sở sẽ tăng nguy cơ bị bệnh tim lên 25-30%. Hút thuốc lá thụ động làm tăng từ 20-30% nguy cơ đột quỵ. Hằng năm phơi nhiễm khói thuốc gián tiếp gây ra hơn 8 nghìn ca tử vong vì đột quỵ. Hút thuốc lá thụ động có thể gây tác hại tức thì đến máu và mạch máu, tăng nguy cơ bị đau tim. Những người đã có tiền sử bệnh tim, đặc biệt có nguy cơ cao bị ảnh hưởng khi hít phải khói thuốc thụ động và cần phải có những biện pháp phòng ngừa để tránh bị phơi nhiễm.

 

Ung thư phổi. Hút thuốc lá thụ động gây ra bệnh ung thư phổi ở người chưa từng hút thuốc. Người không hút thuốc tiếp xúc với khói thuốc lá ở nhà hoặc công sở sẽ tăng nguy cơ bị ung thư phổi lên khoảng 20-30%. Thời gian kéo dài và mức độ tiếp xúc với khói thuốc lá càng cao, nguy cơ phát triển ung thư phổi càng lớn

 

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Phụ nữ mang thai hút thuốc thì những đứa trẻ sinh ra dễ mắc hội chứng này. Trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc sau khi sinh cũng có nguy cơ mắc hội chứng đột tử. Các hóa chất trong khói thuốc lá ảnh hưởng đến não theo những cách can thiệp vào việc điều chỉnh hơi thở của trẻ và có nồng độ nicotin trong phổi cao hơn.

 

Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Trẻ em bị phơi nhiễm khói thuốc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em có cha mẹ hút thuốc lá sẽ thường xuyên ốm yếu hơn những đứa trẻ khác. Phổi của trẻ phát triển ít hơn trẻ em không bị hút khói thuốc thụ động và những trẻ hút thuốc thụ động thường mắc bệnh viêm phế quản và viêm phổi. Khò khè và ho là tình trạng phổ biến ở trẻ em hít phải khói thuốc thụ động. Khói thuốc lá có thể gây ra cơn hen suyễn ở trẻ nhỏ. Trẻ em bị hen suyễn bị hít khói thuốc thụ động thường gặp cơn hen suyễn nặng và thường xuyên hơn.

CTTT

Thư viện ảnh Thư viện ảnh