Chủ nhật, 19 Tháng 05 Năm 2024

Quy định cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật để luân chuyển trong cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 08/6/2023, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 15/2023/QĐ-UBND ban hành Quy định cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật để luân chuyển trong cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Đối tượng áp dụng là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, tổ, nhóm cộng đồng tham gia hoặc có liên quan trong quản lý, sử dụng nguồn vốn sự nghiệp thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia để tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Ảnh: Minh họa mô hình trồng dưa lưới

Vốn quay vòng được sử dụng để luân chuyển cho các thành viên trong cùng dự án. Trong trường hợp không đủ điều kiện luân chuyển trong cùng dự án hoặc dự án kết thúc và đối tượng tham gia dự án không còn nhu cầu sử dụng vốn thì thu hồi để quay vòng cho các dự án mới thuộc hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất của các Chương trình mục tiêu quốc gia, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Việc quay vòng một phần vốn được ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện dự án đảm bảo phù hợp với từng dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và điều kiện cụ thể của tổ, nhóm cộng đồng tham gia dự án; Đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, có sự tham gia và cam kết của người dân trong việc xây dựng, thực hiện dự án và thu hồi phần vốn quay vòng.

Hình thức thu hồi vốn để quay vòng: Bằng tiền mặt; Tỷ lệ thu hồi vốn quay vòng: 5% tổng số vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho đối tượng tham gia thuộc diện hỗ trợ theo quy định; Thời gian thu hồi: Tối đa không quá 03 tháng kể từ khi kết thúc dự án, phương án. Căn cứ tỷ lệ thu hồi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt xác định số kinh phí phải thu hồi để quay vòng trong quyết định phê duyệt dự án, phương án. Quyết định cũng quy định gia hạn thời gian thu hồi và mức giảm tỷ lệ thu hồi đối với đối tượng tham gia dự án, phương án bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn: a) Thiệt hại từ 30% đến dưới 50% theo biên bản xác nhận mức độ thiệt hại của cơ quan có thẩm quyền: Thời gian gia hạn tối đa 12 tháng, tỷ lệ thu hồi bằng 70% tỷ lệ thu hồi nêu tại khoản 2 Điều này; b) Thiệt hại từ 50% đến dưới 70% theo biên bản xác nhận mức độ thiệt hại của cơ quan có thẩm quyền: Thời gian gia hạn tối đa 12 tháng, tỷ lệ thu hồi bằng 50% tỷ lệ thu hồi nêu tại khoản 2 Điều này; c) Trường hợp không thu hồi kinh phí hỗ trợ: Dự án bị thiệt hại trên 70% theo biên bản xác nhận mức độ thiệt hại của cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ đề nghị của đơn vị được giao vốn và các tài liệu khác có liên quan trình người có thẩm quyền phê duyệt dự án xem xét quyết định; d) Biên bản xác nhận mức độ thiệt hại do Tổ thẩm định hồ sơ đề nghị dự án, phương án sản xuất quy định tại điểm b khoản 3 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ảnh: Mô hình chăn nuôi gà

Hằng năm, căn cứ dự toán kinh phí sự nghiệp hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia và số kinh phí thu hồi của các dự án, phương án (nguồn vốn quay vòng), phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan chủ trì thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện phân bổ kinh phí thực hiện các dự án được phê duyệt trong năm; Trình tự luân chuyển: Nguồn vốn quay vòng được nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ mở tại Kho bạc Nhà nước để sử dụng quay vòng cho các tổ, nhóm cộng đồng đảm bảo mục tiêu của dự án, phương án; Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn quay vòng phải đảm bảo công khai, minh bạch, đúng trình tự, tuân thủ các quy định tại Quyết định này; Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thực hiện nhiệm vụ mở sổ theo dõi các khoản vốn quay vòng, luân chuyển (chi tiết đến dự án), hạch toán kế toán trên hệ thống sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Ảnh: Mô hình trồng Sâm

Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan được giao sử dụng vốn thực hiện theo dõi, kiểm tra hoạt động quản lý, tổ chức quay vòng, luân chuyển vốn trong cộng đồng của từng dự án, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai trên địa bàn; Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo nội dung của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến cộng đồng dân cư thực hiện dự án, bao gồm tỷ lệ thu hồi, số vốn thu hồi, thời gian thu hồi để quay vòng; Cộng đồng dân cư triển khai thực hiện các nội dung hoạt động của dự án đảm bảo tiến độ và hiệu quả; định kỳ 6 tháng (gửi trước ngày 25 tháng 5), hằng năm (gửi trước ngày 25 tháng 11) và tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện dự án gửi Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi, đánh giá việc thực hiện dự án trên địa bàn, kịp thời kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện các nội dung vướng mắc; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan có trách nhiệm giám sát việc triển khai thực hiện dự án của cộng đồng dân cư, kịp thời thông tin, kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp xã những tồn tại, vướng mắc trong tổ chức thực hiện của cộng đồng dân cư.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2023.

Xem chi tiết văn bản tại đây./.

Trần Quyên